Học phí tăng mạnh khi tự chủ, có lo "hẹp cửa" cho sinh viên nghèo vào đại học?

(lamchame.vn) - Tự chủ đại học được cho là xu hướng tất yếu, song vấn đề đặt ra là khi tự chủ, đầu tư ngân sách nhà nước cho các trường ĐH sẽ giảm, mức thu học phí tăng cao. Điều này đặt ra những lo ngại về việc tăng áp lực chi phí cho sinh viên, phụ huynh, ảnh hưởng đến tiếp cận cơ hội giáo dục đại học.

Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Hoàng Minh Sơn.

Theo Thứ trưởng Bộ GD-ĐT, lâu nay, kinh phí đào tạo chủ yếu từ ngân sách Nhà nước cấp thường xuyên và do người học tự đóng góp, tỷ lệ doanh nghiệp đóng góp vào ngân sách đào tạo giáo dục có nhưng chiếm tỷ lệ rất nhỏ.

“Một số trường đại học trong khu vực đang có mức chi phí cao gấp hàng chục lần so với chi phí tại các trường ĐH công lập tại Việt Nam, nếu giữ nguyên mức đầu tư như hiện nay sẽ rất khó để cạnh tranh. Theo tính toán của các chuyên gia, đầu tư cho giáo dục đại học ở Việt Nam thu về lợi ích cao hơn hẳn so với các nước trên thế giới. Người học cũng cần đặt ra bài toán đầu tư cho tương lai, bên cạnh đó, Nhà nước cũng cần có chính sách hỗ trợ người học thông qua cơ chế tín dụng. Hiện nay, Chính phủ đã đồng ý tăng mức tín dụng cho sinh viên, song đối tượng thụ hưởng vẫn chưa được mở rộng đáng kể.

Chúng ta cần lưu ý rằng, tăng học phí không có nghĩa là giảm công bằng xã hội, nếu nhìn theo một góc độ khác, các trường đại học muốn có chính sách hỗ trợ sinh viên nghèo thì cần có kinh phí hỗ trợ, muốn vậy cần tăng học phí. Nếu giữ nguyên mức học phí thấp, vừa suy giảm chất lượng giáo dục đào tạo, vừa không có điều kiện hỗ trợ sinh viên nghèo, đây là quan niệm cần thay đổi. Đầu tư cho giáo dục đại học là đầu tư cho tương lai, tăng sự tiếp cận giáo dục đại học”, Thứ trưởng Hoàng Minh Sơn nói.

MỚI NHẤT

ĐỌC NHIỀU