Giật mình trước nhữngcon số
Theo báo cáo của CRED, con số10.373 người thiệt mạng do các hiện tượng thời tiết cực đoan xảy ra trong năm qua nếu so với con số trung bình lên tới 77.144 trường hợp tử vong được ghi nhận trong giai đoạn từ năm 2000 đến 2017 thì không lớn.
Lũ lụt lịch sử ở một số địa phương của Mỹ do bão Florence.
Tuy nhiên, vấn đề nằm ở việc con số trung bình của cả giai đoạn 17 năm trước được đẩy elen cao do những tổn thất nặng nề về sinh mạng trong các thảm kịch xảy ra ởcác năm đó, như trận động đất vàsóng thần ở Ấn Độ Dương khiến gần 230.000 người thiệt mạng trong năm 2004 - là trận động đất có số thương vong lớn thứ 2 trong lịch sử; cơn bão Nargis khiến hơn 138.300 người thiệt mạng vào năm 2008 và trận động đất cướp đi sinh mạng của gần 250.000 người xảy ra vào năm 2010 tại Haiti.
Trong năm 2018, may mắn là thế giới không phải hứng chịu những thảm kịch kinh hoàng như vậy. Tổn thất về nhân mạng do các hiện tượng tự nhiên cũng có vẻ như đã giảm bớt do điều kiện sống của người dân được cải thiện và việc quản lý rủi ro thiên tai ở các nước trên thế giới cũng đã trở nên tốt hơn.
Về cụ thể, báo cáo cho hay, các hoạt động địa chấn bao gồm động đất, sóng thần và hoạt động của núi lửa trong năm ngoái đã làm gián đoạn cuộc sống của 3,4 triệu người,cướp đi nhiều sinh mạng hơn bất kỳ loại hình thiên tai nguy hiểm nào khác.
Trong đó, tại Indonesia đã có4.417 người, Guatemala có 425 ngườivà Papua New Guinea có 145 người thiệt mạng vì các hiện tượng trên. Cũng trong năm qua, lũ lụt tiếp tục ảnh hưởng đến 35,4 triệu người, trong đó có 23 triệu người ở Kerala, Ấn Độ.
Hiện tượng thời tiết này đã gây ra 2.859 cái chết, bao gồm 504 người ở Ấn Độ, 220 người ở Nhật Bản, 199 người ở Nigeria và 151 người ởTriều Tiên. Các thống kê cho thấy, những cơn bão đã ảnh hưởng đến 12,8 triệu người vào năm ngoái và gây ra con số kỷ lục là 1.593 ca tử vong. Các vụ cháy rừng ở châu Âu và Bắc Mỹ trong năm qua đã cướp đi số sinh mạng kỷ lục với 126 trường hợp ở Hy Lạp và 88 người ở Mỹ.
Trận cháy rừng ở Hy Lạp được cho là trận cháy rừng kinh hoàng nhất châu Âu từng được ghi nhận còn trận cháy rừng ở Mỹ là vụ việc kinh hoàng nhất trong hơn một thế kỷ cũng là vụ hỏa hoạn đắt nhất trong lịch sử, với thiệt hại ước tính lên tới 16,5 tỉ USD. Thống kê của CRED cũng nhấn mạnh rằng 9,3 triệu người đã bị ảnh hưởng bởi hạn hán trên toàn thế giới, bao gồm 3 triệu người ở Kenya; 2,2 triệu người Afghanistan và 2,5 triệu người ở khu vực Trung Mỹ, bao gồm các điểm nóng di cư như Guatemala, Honduras, El Salvador và Nicaragua.
Đó là còn chưa kể đến việc thiệt hại từ các vụ hạn hán và những đợt nắng nóng hoặc lạnh khắc nghiệt không được thống kê đầy đủ, khiến cho hiểu biết về các sự kiện này trên toàn thế giới chưa được rõ nét.
“Tác động của tất cả các thảm họa,đặc biệt là hạn hán và nhiệt độ khắc nghiệt không được báo cáo một cách đầy đủ, đặc biệt là từ các nước thu nhập thấp. Tác động tới con người trong những sự kiện này rất khó để định lượng nhưng cần được thực hiện khẩn cấp, đặc biệt là để báo cáo về các chỉ số mục tiêu SDG cụ thể”, Tiến sĩ Debarati Guha-Sapir - người đứng đầu CRED – cho hay.
Cần có những biện pháp giảm thiểu
Một báo cáo do tổ chức từ thiện có trụ sở tại Mỹ Christian Aid công bố cũng chỉ ra rằng, 3 thiên tai do khí hậu gây thiệt hại nặng nề nhất trong năm 2018 đều diễn ra ở Mỹ, bao gồm các cơn bão Florence và Michael, sau đó là trận cháy rừng ở California.
Theo báo cáo, trong số 10 hiện tượng thời tiết gây thiệt hại nặng nề nhất trên thế giới trong năm 2018 có các cơn bão Florence và Michael, quét qua nước Mỹ, gây tổn thất ước tính lần lượt là 17 và 15 tỉ USD. Trung tâm Thông tin Môi trường Quốc gia thuộc Cơ quan Quản lý Khí quyển và Đại dương Quốc gia Mỹ (NOAA) cũng ghi nhận, với 12 thiên tai gây thiệt hại tỷ USD khác xảy ra trong năm 2018 tại Mỹ, đây cũng là năm đứng thứ 4 trong số những năm có số lượng thảm họa gây thiệt hại hàng tỷ USD nhiều nhất ở Mỹ.
Các năm có thiệt hại nặng nề do các hiện tượng thời tiết khắc nghiệt trước đó, ngoài năm 2018 là các năm 2011, 2016 và 2017. Đặc biệt, báo cáo của Christian Aid cho hay, cơn bão Florence xảy ra vào tháng 9/2018 này di chuyển chậm vào đất liền đã gây ra trận lụt tồi tệ nhất trong lịch sử hiện đại ở phần lớn khu vực phía đông nam bang Bắc Carolina và một phần của bang Nam Carolina.
Cả hai tiểu bang này đều ghi nhận lượng mưa kỷ lục mới ở mọi thời đại, với lượng mưa ở Bắc Carolina lên tới 0,9m và 0,6m ở Nam Carolina. Dẫn các nghiên cứu mới, báo cáo của Christian Aid nhấn mạnh, các cơn bão nhiệt đới di chuyển chậm hơn và bầu không khí ấm hơn do biến đổi khí hậu đã khiến lượng mưa do những cơn bão gây ra lớn hơn.
Vụ cháy rừng ở California đã gây thiệt hại khoảng từ 7,5 đến 10 tỷ USD. Cháy rừng lâu nay được xác định có thể xảy ra do tự nhiên hoặc do con người gây ra, kết hợp với điều kiện rất khô, ấm và những cơn gió mạnh. Những điều kiện này hội tụ ở gần như mọi mùa có nguy cơ cháy rừng cao.
Tuy nhiên, theo báo cáo, khi khí hậu thay đổi, các nhà khoa học đã phát hiện ra rằng mùa có nguy cơ cháy kéo dài hơn, tới gần 3 tháng. Diện tích rừng bị đốt cháy ở miền Tây nước Mỹ đã tăng lên đáng kể so với những năm 1970.
Theo các nhà nghiên cứu, thực tế trên hoàn toàn không phải là điều ngẫu nhiên mà nó cho thấy biến đổi khí hậu không phải là chuyện viển vông mà là hiện thực ngay trước mắt. Nó thể hiện rõ ràng ở những siêu bão với sức tàn phá khủng khiếp cuốn tất cả mọi vật trên đường đi của nó, gây ra những thiệt hại nặng nề cả về người và của.
Đặc biệt, những hiện tượng thời tiết khắc nghiệt như vậy lại đang xảy ra ngày càng thường xuyên hơn và những thiệt hại đi cùng với nó cũng đang gia tăng.
“Những thiên tai đó không phải là điều bình thường. Chúng đã trở nên tồi tệ hơn do biến đổi khí hậu”, báo cáo của Christian Aid cho hay. Báo cáo nhấn mạnh, nếu tình trạng phát thải khí nhà kính tiếp tục đẩy nhiệt độ toàn cầu lên cao hơn, các vụ việc thời tiết cực đoan sẽ liên tục trở nên ngày càng phổ biến và cực đoan hơn.
Báo cáo của Ủy ban liên chính phủ về biến đổi khí hậu (IPCC) - một nhóm các nhà khoa học khí hậu độc lập hàng đầu do Liên hợp quốc triệu tập để cung cấp cho thế giới một cái nhìn khoa học rõ ràng về thực trạng biến đổi khí hậu và các tác động tiềm tàng đối với môi trường và kinh tế xã hội – cũng khẳng định, khí hậu thay đổi sẽ dẫn đến sự thay đổi về tần suất, cường độ, phạm vi không gian và thời gian, thời lượng diễn ra các hiện tượng thời tiết và khí hậu khắc nghiệt, đồng thời cũng có thể dẫn đến các sự kiện thời tiết và khí hậu khắc nghiệt chưa từng thấy.
Theo các nhà nghiên cứu của Ủy ban này, thời tiết khắc nghiệt không chứng minh sự tồn tại của sự nóng lên toàn cầu nhưng biến đổi khí hậu có thể sẽ khiến hiện tượng này trở nên nghiêm trọng hơn bằng cách ảnh hưởng tới các dòng hải lưu, cung cấp thêm nhiệt để hình thành lốc xoáy, tạo ra sóng nhiệt, hạn hán kéo dài và gây ra nhiều mưa và lũ lụt.
Bà Mami Mizutori - Đại diện đặc biệt của Tổng thư ký Liên hợp quốc về Giảm thiểu rủi ro thiên tai – nhấn mạnh, không có nơi nào trên thế giới tránh được những tác động của các vụ việc thời tiết khắc nghiệt xảy ra trong năm 2018. Theo bà Mizutori, các vụ lũ lụt, hạn hán, bão và hỏa hoạn trong năm qua đã ảnh hưởng đến 57,3 triệu người. Những con số này đã một lần nữa cho thấy rõ rằng nếu muốn giảm thiệt hại do thiên tai thì chúng ta phải cải thiện cách thức quản lý rủi ro thiên tai.
“Thời gian để hạn chế sự nóng lên toàn cầu ở mức 1,5˚C hoặc 2˚C không còn nhiều. Chúng ta phải tích cực thích ứng biến đổi khí hậu, giảm rủi ro thiên tai ở các thành phố, tránh tạo ra những rủi ro mới bằng cách sử dụng nguồn đất tốt hơn, xây dựng những quy định mạnh hơn, bảo vệ hệ sinh thái, giảm nghèo và áp dụng các biện pháp tích cực hạn chế những thiệt hại do nước biển dâng”, Đại diện đặc biệt của Tổng thư ký Liên hợp quốc về Giảm thiểu rủi ro thiên tai nói.
Nỗ lực chống rác thải nhựa phải đến từ mỗi chúng ta
Báo cáo của Chương trình Môi trường Liên hợp quốc (UNEP) năm 2018 cho thấy: Cứ mỗi phút trên thế giới có một triệu chai nước uống bằng nhựa được mua bán; mỗi năm thải ra năm nghìn tỷ túi ni-lông dùng một lần. Rác thải nhựa đang hàng ngày, hàng giờ tác động tiêu cực đến hệ sinh thái, môi trường sống, sức khỏe con người và sự phát triển bền vững của mỗi quốc gia.
Tại Việt Nam, nếu trung bình khoảng 10% chất thải nhựa, túi ni-lông dùng một lần không được tái sử dụng, thì mỗi năm phát sinh 2,5 triệu tấn chất thải nhựa. Ðáng lo ngại, theo các kết quả nghiên cứu, Việt Nam đứng thứ tư trên thế giới về lượng rác thải nhựa ra biển, với khoảng từ 0,28 đến 0,73 triệu tấn mỗi năm (tương đương 6% tổng lượng rác thải nhựa xả ra biển của thế giới).
Không phải ngẫu nhiên mà Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã nhắc đến vấn đề rác thải nhựa đại dương ở Hội nghị thượng đỉnh G20 lẫn trong cuộc họp với 63 tỉnh thành ngày 4-7.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh yếu tố môi trường trong "kiềng ba chân" phát triển bền vững của Việt Nam là kinh tế - xã hội - môi trường và đặt vấn đề với Bộ Tài nguyên - Môi trường là đã đến lúc Việt Nam phải có thể chế với vấn nạn rác thải nhựa
Theo phapluatplus.vn