Các bác sĩ đã thực hiện phẫu thuật phẫu thuật cắt bỏ một phần niệu quản thận phụ giãn lớn, nối niệu quản thận phụ vào bể thận chính, đặt JJ niệu quản thận phụ. Sau mổ ngày thứ nhất, bệnh nhi đã ăn uống bình thường và tự đi lại. Đến ngày thứ 2, bệnh nhi được rút toàn bộ sonde. Ngày thứ 5 điều trị hậu phẫu, sức khỏe bệnh nhi ổn định và được xuất viện.
Theo bác sĩ Triệu Mạnh Toàn, Phó Khoa Ngoại nhi Tổng hợp, thận - niệu quản đôi là dị tật hay gặp nhất của đường tiết niệu trên với tỷ lệ khoảng 0,67% - 1%, chiếm hàng thứ 2 trong dị dạng đường tiết niệu trên. Dị dạng thường gặp ở nữ nhiều hơn nam.
Bệnh có nhiều hình thái khác nhau, có thể thận niệu quản đôi 1 bên hoặc 2 bên, thận niệu quản đôi hoàn toàn hoặc không hoàn toàn. Tùy thuộc hình thái bệnh và mối tương quan giữa thận niệu quản chính - phụ, niệu quản đổ vào bàng quang mà có chỉ định can thiệp phù hợp.
Tuy nhiên, dị tật đường tiết niệu có thể phát hiện trong thời kỳ bào thai qua siêu âm. Do đó, bác sĩ Triệu Mạnh Toàn khuyến cáo: Các thai phụ nên tuân thủ đúng việc khám thai định kỳ tại những cơ sở y tế uy tín để có thể phát hiện bệnh sớm và có hướng điều trị sau sinh phù hợp. Ngoài ra, để phòng ngừa dị tật tiết niệu cho con, các thai phụ cần giữ sức khỏe tốt, ăn uống đủ chất, ngủ đủ giấc và thư giãn tinh thần; cẩn trọng với mọi loại thuốc và hóa chất trong trong 3 tháng đầu thai kỳ.