Ốc sên
Lấy miếng mít (còn vỏ còn xơ) đặt ngay đất, khoảng 3,4 giờ sau ốc sên sẽ tự mò lại bu đầy miếng mít khi đó chỉ việc cầm cả miếng vỏ mít đó bỏ vào thùng rác là xong.
Ngoài ra có thể dùng vỏ trứng nghiền nát thành từng miếng nhỏ và rắc vào hố trước khi trồng cây. Sau đó, hai tuần một lần, bạn lại rắc thêm một ít vỏ trứng vụn xung quanh gốc cây, lũ ốc sến sẽ bỏ đi ngay. Bởi những loại động vật phá hoại thân mềm như sâu, ốc sên... cực kì ghét bị bám dính vỏ trứng lên người.
Cuốn chiếu
Rải 1 lớp trấu tươi khoảng 1 lóng tay, hoặc rắc bột vôi, thuốc diệt kiến xung quanh vườn là sạch ngay cuốn chiếu.
Ngoài ra có thể dùng PERMETHRIN 50 EC xịt trên mặt chậu. Thuốc này rất an toàn, nó là loại thuốc phòng chống muỗi mà bên vệ sinh phòng dịch hay sử dụng cho các vùng nông thôn, như nhúng mùng màn, chăn chiếu, và xịt chung quanh nhà.
Lưu ý: Cuốn chiếu cũng góp phần phân hủy rác hữu cơ, không có hại, nếu được thì không nên giết chúng. Cách này chỉ cần thiết cho các bạn có cảm giác sợ hãi với cuốn chiếu.
Sâu
Nếu trồng cây trên sân thượng thì số lượng cây không nhiều, có thể tìm và trực tiếp bắt bằng tay. Nếu cảm thấy sợ hoặc ghê tay thì bạn có thể dùng thuốc sâu tự chế từ tỏi ớt phun lên cây sẽ hết ngay sâu bệnh.
Kiến
Để diệt kiến bạn có thể dùng dung dịch gồm tỏi, tiêu cay, xà phòng, dầu thực vật, dầu lửa và nước phun quanh khu vực nhiều kiến.
Bạn cũng có thể tự chế hỗn hợp gồm đường mịn, baking sada. Đặt hỗn hợp bột này ở những đoạn đường thường xuyên có kiến đi qua, như vậy kiến sẽ tránh xa.
Gọt vỏ quả dưa leo đặt trên lối di chuyển của kiến cũng khiến lũ kiến tránh xa một thời gian, do kiến bản tính tự nhiên không thích dưa leo.
Ngoài ra, khi thấy tổ kiến có thể rải tiêu đen, bột quế, bột ớt hoặc muối sẽ khiến lũ kiến bị mê loạn, điên cuồng bỏ đi nơi khác.
Kiến, rệp
Để diệt rệp hiệu quả, chỉ cần thực hiện theo phương pháp sau: Xay 05 - 1 kg mỡ lợn sống (hoặc rán cho mỡ chảy nước để cho đông lại), trộn đều với 1 gói Regent 1,6g dùng bôi lên gốc cây. Kiến, rệp ăn mỡ có thuốc sẽ chết. Đây là biện pháp rất hữu hiệu để diệt kiến, trừ rệp đồng thời.
Các loại rệp khác nhau thường tác động đến những bộ phận mềm non của cây bằng việc hút nhựa từ thân cây và tiết ra chất mật như sương đọng lại ở đó (làm vật chủ cho mốc đen ký sinh). Các loại rệp mẫn cảm với một số ký sinh và loài ăn mồi (như bọ rùa, ruồi ăn thịt, chuồn cỏ và chim). Các biện pháp kiểm soát có thể bao gồm cả phun nước hoặc nước xà phòng, tỏi và ớt và dầu khoáng ở tỉ lệ 5ml cho 1 lít nước và phun vào sáng sớm hoặc khi trời có nhiều mây.