Không phải IQ, đây mới là những chỉ số phát triển quan trọng của con trẻ

(lamchame.vn) - Nhiều ông bố bà mẹ luôn đặt nặng chỉ số thông minh của con cái nhưng những chỉ số cảm xúc của trẻ mới là điều quan trọng và đáng lưu tâm nhất.

Theo thạc sĩ - chuyên viên tham vấn tâm lý Phạm Thị Thúy, trí tuệ cảm xúc (EQ) không phụ thuộc vào chỉ số thông minh (IQ), mà có thể hiểu nó là cách sống của một người. "Nếu IQ đánh giá về năng lực tư duy, duy lý (một điều kiện cần để thành đạt về mặt học thuật) thì EQ là yếu tố quyết định sự thành đạt về lối sống trong cuộc đời", bà Thúy định nghĩa.

Chỉ số EQ đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình phát triển của trẻ, là tiền đề giúp bé xây dựng mối quan hệ bền vững và là nền tảng thành công trong cuộc sống.

Chỉ số EQ đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình phát triển của trẻ, là tiền đề giúp bé xây dựng mối quan hệ bền vững và là nền tảng thành công trong cuộc sống.

Vậy trí tuệ cảm xúc là gì? Trí tuệ cảm xúc là khả năng cảm nhận, kiểm soát và bày tỏ cảm xúc với mọi người xung quanh.

Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng trí tuệ cảm xúc ảnh hưởng trực tiếp đến tương lai của các con, nền tảng của thành công và xây dựng mối quan hệ bền vững. Hơn thế, chỉ số EQ còn có tác động tích cực đến việc cải thiện hành vi và tạo tâm thế lạc quan, vui vẻ cho trẻ.

EQ cao sẽ giúp trẻ phát triển tốt khả năng giao tiếp, diễn đạt, hòa đồng với bạn bè, giúp trẻ thích ứng nhanh với cuộc sống. Điều này sẽ tạo cho trẻ một nền tảng tốt về nhân cách cũng như những kỹ năng cần thiết trong cuộc sống làm nên thành công trong tương lai.

Ngược lại trẻ có EQ thấp sẽ thiếu bạn bè, sống thu mình, khó hòa nhập. Đây là một trong những nguyên nhân khiến bé học kém. Nhiều khi chỉ vì tính thích gây hấn, hay không thích chia sẻ cái mình có với bạn bè mà trẻ bị bạn trong lớp tẩy chay, cảm thấy đơn độc, ảnh hưởng tâm lý, từ đó việc học cũng sút đi. Trong tương lai, nhóm trẻ này cũng khó kiến tạo các mối quan hệ tốt để phát triển sự nghiệp. Tình trạng thiếu xúc cảm có thể dẫn đến những chuyện tồi tệ hơn, thậm chí hành vi phạm tội. Hoặc do không nhạy cảm với tình cảm của người khác, trẻ có thể làm họ đau khổ mà không thấy hối hận hay cắn rứt...

Năm 1995, nhà tâm lý Dainel Goleman đã đề xuất 7 tiêu chí để đánh giá EQ gồm:

- Ý thức về khả năng của mình.

- Động lực phấn đấu.

- Tính kiên trì.

- Khả năng kiềm chế.

- Khả năng điều chỉnh cảm xúc.

- Lòng thấu cảm.

- Tinh thần lạc quan.

Từ những thói quen từ nhỏ của trẻ đã có thể nhận biết được chỉ số cảm xúc của chúng là cao hay thấp.

Dưới đây là những biểu hiện của một đứa trẻ có chỉ số cảm xúc (EQ) cao, nếu con bạn có 2 trong 4 biểu hiện thì đã rất tuyệt vời rồi.

1. Chăm cười

Những đứa trẻ hay cười vẫn được khen ngợi là có vận mệnh tốt, cuộc sống tương lai thường không tồi. Nguyên nhân được cho là bởi chúng sở hữu một tính cách lạc quan, yêu đời, luôn nhìn nhận các sự việc xảy ra trong cuộc sống bằng một cái nhìn lạc quan.

Dẫu có gặp khó khăn, trắc trở thì chúng cũng hoàn toàn có thể tự mình cân bằng được tâm trạng của mình, khiến cho người khác nhìn vào cũng cảm thấy vui vẻ và thoải mái bởi thái độ tích cực, những đứa trẻ như vậy thường tương đối quảng giao và được nhiều người yêu mến.

2. Tự giác hoàn thành bài tập về nhà

Những đứa trẻ có chỉ số cảm xúc (EQ) cao thì khả năng kiểm soát bản thân của chúng cũng rất tốt. Chúng có khả năng tự sắp xếp trình tự những công việc phải làm một cách hợp lý và tập trung cao độ để hoàn thành công việc. Biểu hiện rõ ràng nhất là chúng có thể tự giác hoàn thành bài tập về nhà mà không cần sự giám sát của bố mẹ.

3. Biết khen người khác

“Khen” ở đây không phải chỉ sự tâng bốc, nịnh nọt mà là khen thực sự. Có những đứa trẻ có khả năng nhìn ra được ưu điểm của người khác và ngợi khen một cách thực tâm. Có những đứa trẻ lại vô cùng ngạo mạn.

Trong mắt trẻ không có ai khác người bản thân mình, nhìn ai cũng không hợp mắt. Những đứa trẻ có chỉ số cảm xúc (EQ) cao thì thường có khả năng phát hiện ra được ưu điểm của người khác và biết cách tiếp thu, rút ra được bài học cho chính bản thân mình.

4. Chủ động giúp bố mẹ làm việc nhà

Biểu hiện rõ ràng nhất của một đứa trẻ có chỉ số cảm xúc (EQ) cao đó chính là sự cảm thông, chúng biết đặt mình vào vị trí của người khác, suy nghĩ cho người khác, khi tiếp xúc với những đứa trẻ như vậy sẽ khiến chúng ta cảm thấy rất thoải mái.

Không ít đứa trẻ nghĩ rằng việc bố mẹ làm việc nhà là chuyện đương nhiên, chỉ có những đứa trẻ biết cảm thông, chia sẻ thì mới có thể hiểu được sự vất vả của bố mẹ và chủ động giúp bố mẹ làm việc nhà.

Theo VTC News

MỚI NHẤT

ĐỌC NHIỀU