1. Vệ sinh thường xuyên
Biết là khó thực hiện nhưng bạn vẫn phải làm thôi vì đồ vật chiếu sáng lúc nào cũng là nơi bám bụi bẩn nhiều nhất. Bạn nên sắm cho mình một cây lau chuyên dụng như thế này để làm sạch bụi ở các loại đèn chiếu, … Loại chổi này tiện dụng cho những vật chiếu sáng trên cao khi bạn chỉ cần đứng dưới đất và thực hiện động tác lau chùi thôi. Tuy nhiên, nếu bạn không làm theo cách này vẫn có một số giải pháp nữa đó là sử dụng một ghế cao và đứng lên đó, thêm chiếc giẻ mềm để lau chùi bụi và bẩn hoặc gài khăn lau vào đầu chổi buộc dây cao su cho chắc chắn và thực hiện việc lau chùi thôi.
Công việc này phải lặp đi lặp lại ít nhất là một tuần hai lần trước khi các đồ vật của bạn bám bụi bẩn thật dày và khó tẩy rửa hơn. Lưu ý nhỏ cho bạn khi dọn dẹp là nên tắt hết các cầu dao điện để tránh chập, cháy nổ hoặc giật điện. Dọn dẹp cũng tốt đấy nhưng an toàn của bản thân vẫn là quan trọng hơn.
2. Làm sạch chuyên nghiệp
Nếu bạn không thường xuyên vệ sinh bóng đèn mà để nó bám nhiều bụi bẩn thì đây chính là giải pháp giúp ích cho bạn. Đối với các đồ vật chiếu sáng có nắp đậy bằng thủy tinh như đèn vòm hay đèn chùm thì việc bạn cần làm là tháo kính chùm và vệ sinh thì mới đạt được hiệu quả.
Giữ chặt kính chùm, tháo các đinh, ốc giữ ra khỏi vị trí. Khi bạn đã tháo kính an toàn ra khỏi thiết bị hãy đổ rác hay những vật bám phía trong ra thùng rác. Ngâm phần kính chùm vào xô nước ấm, nó sẽ giúp làm tan các vết bẩn nhanh hơn.
Trong khi kính thủy tinh được ngâm trong nước ấm bạn hãy nhìn vào bên trong bóng đèn xem có điều gì bất thường không. Nếu nó dính bẩn rất có thể sẽ làm ảnh hưởng đến cường độ ánh sáng chiếu trong phòng của bạn. Sử dụng một miếng vải ẩm, thật nhẹ nhàng lau chùi bên trong đèn. Chờ một vài phút để bóng đèn khô ráo rồi lắp phần kính chùm đã làm sạch và để khô vào là hoàn thành công việc vệ sinh.
Đối với những chiếc đèn có hình dáng lõm vào trong thì sẽ dễ dàng hơn trong việc lau dọn. Tất cả những gì bạn cần làm là lấy mảnh vải phun thuốc tẩy rửa lên đó và lau. Tháo các thủy tinh nếu có và áp dụng đúng các bước tương tự như trên. Hãy nhớ lau cả hai bên của thiết bị nữa nhé và tránh xa các ổ điện hay rắc cắm trên đèn. Lau cả bóng đèn nếu thấy cần thiết và lắp lại sau khi nó đã khô.
Nếu đèn chiếu không thể mở hay tháo lớp kính ra thì bạn không nên phun trực tiếp nước tẩy rửa vào đèn. Hãy sử dụng một khăn bông và xịt nước tẩy rửa vào đó. Sau đó sử dụng miếng vải đó lau chùi là được.
Nếu bạn sở hữu một chiếc đèn chùm nhỏ với hình dạng lơ lửng trên không thì tốt nhất bạn nên tháo dỡ chúng và đặt tại nền nhà để vệ sinh sẽ tốt hơn việc đứng lên thang và lau chùi đấy. Nhưng trước khi lau chùi một lời khuyên chân thành là bạn nên chụp lại bóng đèn bằng điện thoại để sau khi làm sạch có thể lắp chúng vào một cách chính xác.
Để làm sạch những mảnh pha lê ở mẫu đèn chùm này bạn có thể dùng dung dịch làm sạch phổ biến như dấm pha loãng. Nước tẩy rửa này được pha chế theo công thức 1 phần dấm 3 phần nước ấm. Sau đó bạn nhúng miếng vải vào dung dịch và vệ sinh mảnh pha lê. Lau thật nhẹ nhàng để tránh làm xước mặt pha lê. Dùng một khăn vải khô lau lại một lần nữa. Bạn sẽ ngạc nhiên vì độ sáng trưng của nó đấy.
Việc làm sạch đèn chiếu sáng trong nhà là một công việc quan trọng và nên làm thường xuyên để có hiệu quả cao. Tuy nhiên xen kẽ với đó bạn cũng cần một vài lần làm sạch cẩn thận bằng cách vệ sinh từng bộ phận của đèn. Điều này vừa tốt cho vật dụng, vừa tăng tuổi thọ lên. Đặc biệt, những ngày Tết đang đến gần, hãy bắt tay vào việc dọn dẹp những vật dụng chiếu sáng ngay từ hôm nay nhé.