Sầu riêng (Ảnh minh hoạ)
Ngoài ra, trong sầu riêng còn có chứa nhiều chất xơ giúp giảm mức cholesterol xấu LDL, giảm nguy cơ xơ vữa động mạch. Chất xơ trong trái sầu riêng giúp hỗ trợ tiêu hoá, ngăn ngừa táo bón.
Nhà khoa học Bùi Đắc Sáng cho hay trong y học cổ truyền, các bộ phận từ sầu riêng như: quả, hạt, lá, rễ đều được dùng làm thuốc. Riêng phần quả có tính ngọt, mùi đặc biệt có tác dụng bổ dưỡng, kích thích sinh dục; chủ trị chữa cảm sốt, viêm gan vàng da.
Ngoài ra, sầu riêng còn là vị thuốc bổ dưỡng do thiamin trong sầu riêng có thể làm tăng cảm giác ngon miệng. Tuy nhiên, khi ăn sầu riêng, mọi người cần lưu ý chỉ ăn từ 1-2 múi/ngày.
Không chỉ thịt quả sầu riêng là thuốc bổ mà hạt sầu riêng cũng bổ dưỡng không kém. Theo nhà khoa học Bùi Đắc Sáng, hạt sầu riêng rang hoặc luộc chín ăn, làm mứt kẹo giúp kích thích tiêu hóa, bồi bổ cơ thể.
Cũng theo vị chuyên gia, rễ và lá sầu riêng còn được biết tới là vị thuốc tốt cho gan. Theo kinh nghiệm dùng lá và rễ cây sầu riêng lượng từ 30-40g sắc uống, trị cảm sốt, vàng da do tổn thương gan.
Nhà khoa học Bùi Đắc Sáng lưu ý sầu riêng, nhất là phần quả, có tính đại nhiệt. Do đó, khi sử dụng sầu riêng cần lưu ý những điều sau đây:
- Không nên uống trà đậm, cà phê, bia, rượu cùng sầu riêng để tránh tăng tính nhiệt cho cơ thể.
- Không nên ăn sầu riêng cùng các loại thịt như bò, cừu, chó và hải sản.
- Người đang muốn giảm cân không nên ăn sầu riêng.
- Người bị suy thận không ăn sầu riêng do loại quả này có lượng kali cao.
- Phụ nữ mang thai, người bị cao huyết áp cần hạn chế ăn sầu riêng nhiều do loại quả có lượng đường cao có thể gây nên chứng đầy hơi, khó tiêu, bốc hỏa do tăng huyết áp.
- Những người bị mụn nhọt, nóng trong không nên ăn sầu riêng.
- Những người có tình trạng âm hư, nội nhiệt có các biểu hiện như: người gầy ốm, da khô, nóng bứt rứt, lòng bàn tay bàn chân ấm, khát nước, khó ngủ, đêm ngủ ra mồ hôi trộm, đi tiểu ít, nước tiểu vàng, đại tiện táo bón, di mộng tinh… cũng cần hạn chế ăn sầu riêng.