Loại thuốc điều trị Covid-19 Việt Nam vừa tổng hợp thành công được các chuyên gia đánh giá thế nào?

Thuốc Favipiravir chữa được cho những bệnh nhân Covid-19 tại Việt Nam trong thời gian tới hay không vẫn là một bài toán, kết quả chính xác tuyệt đối thì khi đó, chúng ta sẽ biết được đáp án”, Nguyên PGĐ Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương Nguyễn Hồng Hà cho hay.

Mới đây, Thông tin từ Viện Hóa học thuộc Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam vừa công bố, đơn vị đã nghiên cứu thành công và hiệu quả trong tổng hợp thuốc Favipiravir trong phòng thí nghiệm.

Đây là một thông tin vui đối với Việt Nam trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 đang diễn biến phức tạp, số ca mắc mới liên tục tăng.

Trước thông tin trên, nhiều chuyên gia đầu ngành vẫn hoài nghi về hiệu quả loại thuốc này trong việc điều trị Covid-19 ở nước ta.

 

Theo Bác sĩ Nguyễn Hồng Hà, Nguyên PGĐ Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương, trên thế giới sau đợt dịch Covid-19 này, rất nhiều nước đã đưa các loại thuốc vào thử nghiệm, nghiên cứu hiệu quả, vai trò chữa Covid-19 của từng loại.

Mặc dù nhiều loại thuốc được sử dụng nhưng chưa một loại nào được đánh giá chữa được Covid -19 thành công tuyệt đối. Và Favipiravir hay Remdesivir cũng vậy.

"Favipiravir được Mỹ sử dụng, nhưng chỉ đánh giá khả quan trên những ca bệnh nhẹ, ngăn cản hậu quả tổn thương, làm giảm triệu chứng bệnh, và chỉ giảm được vài ngày, khi đang nằm viện.

Còn các ca nặng thì chưa khả quan, chưa thấy được hiệu quả. Hơn nữa, chi phí của loại thuốc này bên Mỹ rất cao, trung bình là 2.500 $. Như vậy cũng cho thấy, hiệu quả của loại thuốc này không khả thi cho lắm", Bác sĩ Hà cho hay.

Favipiravir đang được nhiều người kỳ vọng về khả năng điều trị Covid-19 của nó.

Đồng quan điểm, Chủ tịch Hội truyền nhiễm Việt Nam, GS.TS.BS. Nguyễn Văn Kính cho biết, hiện nay trên thế giới vẫn chưa có một loại thuốc đặc trị Covid-19 nào hiệu quả.

Favipiravir, còn được gọi là T-705, có tên biệt dược là Avigan, một loại thuốc kháng virus phát triển bởi công ty Toyama Chemical (Tập đoàn Fujifilm) Nhật Bản với khả năng chống lại nhiều RNA virus.

Giống như các thuốc kháng virus đang thử nghiệm khác (T-1105 và T-1106), thuốc này có hiệu quả chống lại virus Cúm, virus Tây Nile, virus sốt vàng da, virus tay-chân-miệng cũng như các chủng virus khác như flaviviruses, arenaviruses, bunyavirusese và alphaviruses. Hoạt tính kháng enterovirusese và virus Rift valley fever cũng đã được chứng minh.

Favipiravir có hiệu quả hạn chế trên Zika virus trong thử nghiệm trên động vật, nhưng kém hơn các thuốc kháng virus khác như MK-608. Thuốc có hiệu quả chống lại bệnh dại và đã được thử nghiệm trên một vài người nhiễm virus dại.

Bác sĩ Nguyễn Văn Kính lấy ví dụ, nơi đầu tiên nghiên cứu thuốc Favipiravir là Nhật Bản, vẫn còn đang thử nghiệm lâm sàng trên bệnh nhân, cũng chưa đưa ra kết luận có được điều trị cho bệnh nhân Covid-19 hay không.

"Vì thực tế, đây chỉ một loại thuốc kháng được nhiều virus khác nhau, nhưng để khẳng định chữa được Covid-19 thì tôi thấy không khả quan", Bác sĩ Kính nói.

Tuy nghi ngờ về hiệu quả của thuốc, nhưng Bác sĩ Hồng Hà vẫn kỳ vọng sẽ có đột phá mới, Favipiravir sẽ có công dụng với những bệnh nhân Covid-19 tại Việt Nam.

Là người trực tiếp hội chẩn các ca bệnh Covid-19, Bác sĩ Hà cho biết, hiện nay biến chủng Delta lây lan rất nhanh, các triệu chứng khiến bệnh nặng lên chưa rõ ràng. Việc điều trị cần theo dõi sát sao để nhanh chóng can thiệp nếu có tình huống xấu xảy ra.

Chính vì thế, nếu lần này Việt Nam nghiên cứu thành công thuốc đặc trị Covid-19, không chỉ những y bác sĩ, mà triệu triệu người dân Việt Nam cũng trông chờ kết quả.

GS.TS.BS. Nguyễn Văn Kính, Chủ tịch Hội truyền nhiễm Việt Nam

"Chi phí nhập thuốc này từ bên nước ngoài về khá cao, hiệu quả cũng không rõ rệt, nên nếu mình sản xuất được thì tốt quá.

Chúng tôi vẫn luôn trông chờ vào nghiên cứu, nếu thành công trong phòng thí nghiệm, bước kế tiếp cần phải thử nghiệm lâm sàng kiểu đối chứng với số lượng lớn mới đánh giá hiệu quả được. Khi đó thì mới cho vào phác đồ điều trị được", Bác sĩ Hà nói.

Toạ đàm trực tuyến VACCINE COVID-19 ASTRAZENECA: ĐỂ TIÊM KHÔNG LO LẮNG

Ở Việt Nam, cùng với việc đẩy nhanh tiêm phòng vaccine Covid-19, hiện nay chúng ta đã tiêm chủng được con số ước tính 3,68% dân số (theo Our world in data). Tuy nhiên, do có nhiều thông tin về tác dụng phụ của vaccine Covid-19, trong đó có những tác dụng phụ nghiêm trọng (hiếm gặp) có thể dẫn tới tử vong nên nhiều người hoang mang lo lắng khi lựa chọn việc tiêm vaccine hay không tiêm. Thực tế, không ít người có suất tiêm nhưng từ chối, hoặc đến nơi tiêm với tâm trạng lo lắng.

Buổi toạ đàm trực tuyến "VACCINE COVID-19 ASTRAZENECA: ĐỂ TIÊM KHÔNG LO LẮNG" do Soha.vn tổ chức với mục đích cung cấp các thông tin khoa học để khán giả hiểu thêm về vaccine Covid-19, hiểu về tầm quan trọng của vaccine, hiểu để đánh giá đúng về cơ hội và nguy cơ của vaccine Covid-19 nhằm giúp mọi người yên tâm hơn khi đi tiêm.

Toạ đàm diễn ra vào 14h30 thứ 2 ngày 5/7/2021 trên fanpage Soha.vn và web Soha.vn. Mời quý độc giả đón xem!

Nếu có bất kỳ câu hỏi nào về vaccine Covid-19, ngay bây giờ quý vị có thể gửi câu hỏi về địa chỉ email: songkhoe@soha.vn. Chúng tôi sẽ tổng hợp những câu hỏi tiêu biểu nhất để gửi tới các chuyên gia trong buổi tọa đàm.

 

Link gốc: https://doanhnghieptiepthi.vn/loai-thuoc-dieu-tri-covid-19-viet-nam-vua-tong-hop-thanh-cong-duoc-cac-chuyen-gia-danh-gia-the-nao-161210307070502667.htm

Theo ttvn.vn

MỚI NHẤT

ĐỌC NHIỀU