2. Thức ăn thừa
Nhiều người không muốn vứt bỏ thức ăn thừa và thường lưu trữ nó cho đến ngày hôm sau. Tuy nhiên đồ ăn càng để lâu thì càng có hại cho dạ dày và dễ khiến cho nhiều loại vi khuẩn nguy hiểm sinh sôi, trong đó rất có thể chứa vi khuẩn HP. Ngay cả sau khi đun nóng, rất khó để loại bỏ tất cả vi khuẩn, nếu ăn quá nhiều chắc chắn sẽ làm tổn thương dạ dày.
3. Đồ ăn sống
Thực phẩm sống và tái có thể chứa vi khuẩn gây bệnh hoặc làm kích thích niêm mạc đường tiêu hóa, làm nặng hơn các bệnh về dạ dày, từ đó khiến cho vi khuẩn HP tấn công dạ dày dễ dàng hơn.
Dấu hiệu nhiễm vi khuẩn HP là gì và cách điều trị
Theo các chuyên gia, dấu hiệu một người nhiễm vi khuẩn HP thường là đau bụng, đầy hơi, khó tiêu, nôn ói... Tuy nhiên, không phải cứ nhiễm HP là sẽ bị ung thư dạ dày bởi chúng chỉ là một trong những tác nhân tăng nguy cơ ung thư dạ dày.
Theo nghiên cứu của Bệnh viện K, có 200 loại HP khác nhau, chỉ một số loại mang gen CagA có độc lực cao, tăng nguy cơ ung thư.
Tuy nhiên, việc điều trị diệt HP khi bị viêm, loét dạ dày, tá tràng là rất cần thiết nhằm ngăn ngừa các biến chứng như xuất huyết tiêu hóa, thủng dạ dày và ung thư dạ dày. Chính vì thế, việc phát hiện, điều trị sớm HP rất quan trọng, nếu phát hiện sớm thì tỷ lệ khỏi bệnh là 50%; không điều trị dứt điểm ngay từ đầu thì sẽ khó chữa khi tái phát bệnh.
Để phòng ngừa và giảm thiểu tác hại của vi khuẩn HP, bác sĩ khuyến cáo những người mắc vi khuẩn này nên hạn chế ăn đồ chua, cay, hạn chế uống rượu, bia, cà phê, hút thuốc lá... Người bệnh nên đi kiểm tra sức khỏe định kỳ, test và diệt HP khi có chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.
(Tham khảo: WHO, QQ)