Lời cảnh báo tuyệt vọng của người mẹ sau khi con gái nhỏ suýt chết vì uống nước

Con gái 11 tháng tuổi bị nôn mửa, lờ đờ, khó thở đến khi đưa vào viện người mẹ như chết lặng người đi và không tin nổi vào nguyên nhân.

Nhiều lời khuyên được đưa ra đó là không nên cho trẻ uống nước trước khi các bé chưa được 6 tháng tuổi. Ngay cả khi bé đã 6 tháng tuổi thì cho uống nhiều nước quá cũng có thể gây nguy cơ nghiêm trọng cho sức khoẻ.

Điều này nghe có vẻ vô lý vì chúng ta thường được khuyên rằng nên uống nhiều nước mỗi ngày. Tuy nhiên việc trẻ bị nhiễm độc nước là có thật và mới đây 1 bà mẹ là có tên Katie Gorter đã chia sẻ câu chuyện đáng sợ xảy này ra với con gái 11 tháng tuổi của mình lên Facebook.

"Nhiễm độc nước là có thật và có thể xảy ra rất dễ dàng! Hiện giờ tôi đang phải chăm sóc con gái mình do bé bị nhiễm độc nước. Mỗi ngày tôi cho bé uống 60ml nước và thường thì bé không uống hết được chỗ nước này.

Con gái của Katie nhập viện trong tình trạng lờ đờ, nôn mửa và khó thở do uống quá nhiều nước.

Thế nhưng nước lọc hàng ngày mà cô Katie cho con uống không phải là nguyên nhân chính khiến tính mạng bé Emily bị nguy hiểm như vậy.

"Ngày hôm qua Emily có thể đã uống phải nước ở bồn tắm. Tôi không nghĩ ngợi gì nhiều nhưng đến khi Emily trở nên lờ đờ, nôn mửa và bắt đầu khó thở, tôi lập tức đưa con đi cấp cứu. Trong người con có nhiều nước đến nỗi nén cả phổi lại".

Cô Katie đồng thời cũng cảnh báo thêm rằng ngay cả những đứa trẻ lớn hơn cũng dễ bị nhiễm độc nước và cha mẹ nên để mắt đến lượng nước mà con mình đã tiêu thụ. Sức khỏe của bé Emily hiện đã ổn định dần và may mắn thay tình trạng nôn cũng đã kết thúc.

Ngay cả những đứa trẻ lớn cũng dễ bị nhiễm độc nước và cha mẹ nên để mắt đến lượng nước mà con mình đã tiêu thụ (Ảnh minh họa).

Bài đăng của Katie đã thu hút sự chú ý lớn từ nhiều phụ huynh - những người thừa nhận họ chưa bao giờ nghe về rủi ro này. Katie Zeratsky, chuyên gia dinh dưỡng tại Mayo Clinic có chia sẻ với trang Buzzfeed rằng:

"Nhiễm độc nước là khi bạn tiêu thụ quá nhiều nước trong một khoảng thời gian ngắn và nồng độ natri trong máu giảm xuống. Đối với người trưởng thành, bạn sẽ phải trải qua cơn khát và cơ thể sẽ có sự điều chỉnh lại đến mức gần như ép bạn phải ăn, uống.

Còn đối với trẻ sơ sinh, hầu hết các bé sẽ từ chối uống nước khi đã quá no, nhưng như thế không có nghĩa là hiện tượng này không xảy ra".

Trên thực tế, phần lớn các trường hợp trẻ sơ sinh ngộ độc nước mà không uống một ngụm nước nào. Một sai lầm thường thấy là người lớn vô tình pha sữa công thức cho trẻ quá loãng, hoặc các bậc phụ huynh cho trẻ ngụp lặn trong bể bơi, và trong thời gian đó, trẻ sơ sinh sẽ uống vào quá nhiều nước.

Hấp thụ quá nhiều nước có thể khiến trẻ có nguy cơ bị ngộ độc nước - một tình trạng gây nguy hiểm đến tính mạng xảy ra khi lượng nước dư thừa tồn đọng trong cơ thể quá nhiều.

Theo khuyến cáo của các chuyên gia, lượng nước trẻ nên uống phụ thuộc vào độ tuổi:

Với trẻ 0-6 tháng tuổi: Không uống bổ sung nước.

Với trẻ 6-12 tháng tuổi: Tối đa 60-120ml nước mỗi ngày. Hầu hết trẻ ăn sữa mẹ không cần uống bổ sung nước. Trẻ ăn sữa công thức có thể cần nhiều nước hơn một chút, nhưng tuyệt đối không quá 120ml.

Với trẻ 1-3 tuổi: Nhiều chuyên gia khuyến cáo trẻ nên uống 800-1200ml, nhưng đó là quá nhiều nếu trẻ vẫn bú sữa mẹ. Trẻ ở độ tuổi này có thể uống nước tự do hơn, nhưng lượng nước cần thiết thường phụ thuộc vào việc trẻ còn bú mẹ hay không, và nếu có tần suất bú mẹ như thế nào.

Nguồn: Mirror

 

Theo Helino

MỚI NHẤT

ĐỌC NHIỀU