Chiều cao là thước đo giúp cha mẹ nhận biết con có phát triển khỏe mạnh hay không. Theo báo cáo của Viện Hàn lâm Nhi khoa Hoa Kỳ (AAP), những đứa trẻ phát triển toàn diện ít có nguy cơ phải đối mặt với bệnh tật hơn khi chúng trưởng thành. Dù yếu tố di truyền đóng vai trò quan trọng trong việc quyết định chiều cao của trẻ, song đó không phải là tất cả.
Hiện nay vẫn có một tỷ lệ nhỏ trẻ em không cao bằng bạn bè cùng lứa tuổi. Nếu là phụ huynh của những trẻ này, bạn có thể tham khảo một vài bí quyết tăng chiều cao cho con vừa đơn giản vừa hiệu quả dưới đây:
Khuyến khích con vận động
Theo báo cáo của AAP, các hoạt động có tần suất cao và tác động thấp như chạy nhảy và múa sẽ giúp tăng mật độ xương (BMD). BMD phản ánh độ chắc khỏe của xương, tương đương với lượng canxi trong cơ thể.
Ngoài ra, xét nghiệm BMD có khả năng phát hiện bệnh loãng xương. Do đó, mật độ xương càng cao thì con càng khỏe mạnh, không bị xương yếu và đau nhức xương khớp. Để đạt được mục tiêu này, cha mẹ nên lưu ý cho trẻ tham gia các hoạt động thể chất.
Nếu trẻ không hứng thú với việc vận động, bạn có thể khuyến khích chúng nhảy theo giai điệu của bài hát. Đối với trẻ lớn hơn, các cha mẹ nên cho con tham gia vào những lớp học thể thao để con vừa rèn luyện sức khỏe vừa có cơ hội làm quen với bạn bè cùng lứa tuổi.
-
Lạm dụng thực phẩm chức năng khi thấy con chậm tăng trưởng chiều cao: Hàng loạt bà mẹ coi chừng phải trả giá!
-
Để con không bị chậm tăng trưởng chiều cao, bác sĩ cho biết: Thấy trẻ cao dưới 4cm/năm, cha mẹ nên làm việc này
Duy trì cân nặng của con
Giai đoạn tiền dậy thì rất quan trọng để đảm bảo con phát triển chiều cao lý tưởng khi trưởng thành. Cha mẹ nên cho trẻ hấp thụ đủ dưỡng chất cần thiết trong các bữa cơm hàng ngày.
Thiếu cân có thể khiến trẻ dễ bị gãy xương, trong khi cân nặng vượt quá mức cho phép sẽ rất dễ làm con mắc bệnh ảnh hưởng tiêu cực đến xương. Duy trì trọng lượng khỏe mạnh là việc làm đặc biệt quan trọng khi con còn nhỏ và bước sang tuổi thanh thiếu niên. Đây là yếu tố quyết định cân nặng và chiều cao của trẻ sau này. Do đó, các bậc cha mẹ nên nhớ cho con ăn uống lành mạnh và cân bằng các chất.
Khuyến khích trẻ tiêu thụ thức ăn và đồ uống giàu canxi
Canxi là hợp chất đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc duy trì sức khỏe xương. Trên thực tế, 99% chất này trong cơ thể được tìm thấy ở xương. Để đảm bảo xương của con luôn chắc khỏe, cha mẹ hãy cho con bổ sung nhiều canxi thông qua chế độ ăn uống. Lượng canxi cần hấp thụ phụ thuộc vào độ tuổi của trẻ. Trên thực tế, thói quen uống sữa mỗi ngày đã giúp không ít trẻ thoát khỏi nguy cơ bị gãy xương khi chúng trưởng thành.
Bạn nên thêm sữa, kem, sữa chua và pho mát vào các bữa ăn nhẹ của con hoặc cho chúng uống một ly sữa sau mỗi bữa. Nếu trẻ không thích, các mẹ có thể chọn nước ép trái cây tăng cường canxi, ngũ cốc ăn sáng và đậu phụ.
Đặc biệt nếu trẻ không thể dung nạp lactose, bạn hãy tìm các loại sữa và pho mát không chứa chất này. Ngoài ra, các loại thực phẩm mặn, nhiều đường như soda sẽ ảnh hưởng đến khả năng hấp thụ canxi của trẻ.
Bổ sung vitamin D
Theo báo cáo của AAP, vitamin D làm nhiệm vụ vận chuyển canxi trong cơ thể và nếu không có hợp chất này, trẻ chỉ có thể hấp thụ 10-15% lượng canxi sau mỗi bữa ăn. Thiếu vitamin D còn gây ra bệnh còi xương, làm mềm xương, yếu xương và sẽ khiến trẻ dễ bị gãy xương. Trẻ có thể nhận được vitamin D từ ánh sáng mặt trời dù đôi khi điều này là không đủ. Hơn nữa, tia UVA và UVB rất dễ làm tổn thương da trẻ nếu chúng tiếp xúc lâu với ánh mặt trời.
Các cha mẹ đừng quên cho con bổ sung nhiều thực phẩm giàu vitamin D như cá hồi, cá mòi và cá ngừ trong bữa ăn. Nếu không có điều kiện, bạn có thể cho trẻ dùng thực phẩm bổ sung. Vitamin D làm thúc đẩy tốc độ tăng trưởng và giúp phát triển xương chắc khỏe, tăng cường sức mạnh cơ bắp.
(Nguồn: Smartparenting)
Theo ttvn.vn