Trên đời này có ba nỗi khổ: Không ăn được, không ngủ được và không đại tiểu tiện được.
Tại sao không ngủ được lại xem là nỗi khổ lớn trong đời?
Cần phải ngủ đều hàng ngày, nhưng không thể tích lũy (ngủ bù); có thể thấu chi, nhưng lãi suất sẽ bắt đầu tích lũy ngay lập tức; nếu thiếu quá nhiều sẽ nguy hiểm đến tính mạng" - quy tắc này, được gọi là "ngân hàng giấc ngủ", thể hiện chứng rối loạn giấc ngủ.
Trong những năm gần đây, với sự phát triển vượt bậc của xã hội và nhịp sống ngày càng tăng nhanh, chứng mất ngủ không còn là chủ đề mới. Theo số liệu khảo sát, tỷ lệ mất ngủ ở người lớn tại Trung Quốc cao tới 38,2%, và hơn 300 triệu người bị rối loạn giấc ngủ.
Thiếu ngủ trong thời gian ngắn có thể làm cho trí nhớ của con người suy giảm, không theo kịp khả năng phản ứng, suy giảm khả năng miễn dịch, sinh ra các nốt mụn trên mặt… Nguy hiểm hơn, nếu thiếu ngủ lâu dài có thể gây cáu gắt, lo lắng, ảnh hưởng nghiêm trọng đến quan hệ xã hội và gia đình, đồng thời gia tăng rủi ro tai nạn.
Song song đó, mất ngủ cũng sẽ gây ra một loạt bệnh liên quan, hiện nay, nó đã trở thành một vấn đề xã hội và là vấn đề công chúng trên toàn cầu quan tâm. Ngủ không được sẽ khiến bạn mệt mỏi và sinh ra rất nhiều vấn đề về sức khỏe.
Mất ngủ kéo dài vô cùng tai hại nên nhiều người "khám bệnh vội vàng" và thường rơi vào một số hiểu lầm. Dưới đây là một số hiểu lầm chính về chứng mất ngủ, bạn đã mắc phải bao nhiêu?
Hiểu lầm 1: Uống một chút rượu trước khi đi ngủ giúp ngủ ngon?
Một số người nghĩ rằng uống một chút rượu trước khi đi ngủ sẽ giúp bạn dễ ngủ, điều này có đúng không? Không thể phủ nhận rằng đồ uống trước khi đi ngủ có thể khiến người ta mất ngủ trong thời gian ngắn, nhưng đó chính là rượu bia phát huy tác dụng.
Các chuyên gia cho rằng, cách làm này là không nên áp dụng. Uống rượu bia không những không giúp ngủ ngon mà về lâu dài còn khiến giấc ngủ nông hơn, rời rạc, thậm chí thường xuyên thức giấc hơn vì ức chế giấc ngủ sâu.
Đồng thời, trong khi ngủ, các chất độc hại trong rượu bia được chuyển hóa và tích tụ trong cơ thể khiến cơ thể giảm khả năng thích ứng, uống rượu giúp bạn đi vào giấc ngủ là cách làm lợi bất cập hại, nếu áp dụng lâu dài có thể gây mất ngủ.
Hiểu lầm 2: Uống một ít sữa trước khi đi ngủ có giúp ngủ được không?
Uống một cốc sữa nóng trước khi đi ngủ có giúp ngủ ngon? Cũng cần phải thừa nhận rằng vì sữa rất giàu tryptophan, một loại thuốc an thần tự nhiên, nó có thể điều chỉnh thần kinh và ổn định tâm trạng, và nó thực sự có thể có tác dụng thư giãn tinh thần nhất định.
Tuy nhiên, hàm lượng axit amin này trong sữa thấp, nếu bạn muốn đạt được hiệu quả làm dịu và hỗ trợ giấc ngủ như mọi người nói, bạn cần uống… một vài thùng sữa. Còn đối với nhiều người cảm thấy buồn ngủ hơn sau khi uống sữa thì chủ yếu là do tâm lý.
Hiểu lầm 3: Mất ngủ có được "bù" không?
Nhiều người thích "ngủ bù", nhưng thực tế, ngủ bù sau đó chỉ có thể giải tỏa mệt mỏi sau đó chứ không thể nào đền đáp được sự thiếu hụt về tinh thần lẫn thể xác do mất ngủ trước đó gây ra.
Hiểu lầm 4: Tập thể dục trước khi đi ngủ thực sự có thể ngủ ngon hơn?
Một số người sợ mất ngủ khi tập thể dục mạnh vào ban đêm, và một số người cho rằng tập thể dục đúng cách vào ban đêm có thể giúp họ ngủ ngon hơn. Nói chung, tập thể dục thực sự có thể làm giảm lo lắng, trầm cảm và các cảm xúc khác.
Những người có thói quen tập thể dục tương đối hiếm khi gặp vấn đề về giấc ngủ. Nhưng mỗi người đều có những nguyên nhân gây mất ngủ khác nhau, không phải ai cũng thích hợp với việc tập thể dục để giúp ngủ ngon, có người càng tập càng hăng nên không thể khái quát và điều trị một cách giống nhau.
Điều này có nghĩa là, tùy vào lý do mất ngủ của bạn. Nếu bạn tập thể dục xong mà dễ ngủ thì bạn tiếp tục tập. Ngược lại, nếu bạn tập xong, tinh thần và thể chất bị hưng phấn, khó ngủ hơn, thì bạn nên dừng lại, thay đổi khung giờ tập luyện khác.
Các danh y khuyên 3 việc nên làm để hỗ trợ giấc ngủ, làm được sẽ ngủ ngon đến sáng.
1. Bổ sung chế độ ăn uống hoặc các loại thực phẩm giàu Magie
Chúng ta biết rằng, các cơ quan nội tạng của cơ thể đóng một vai trò quan trọng trong giấc ngủ, giống như trái tim chỉ huy, những thay đổi của nó trong khi ngủ sẽ quyết định trực tiếp đến trạng thái của giấc ngủ.
Nếu tâm trí yên tĩnh thì sẽ ngủ ngon, còn nếu tâm trí bồn chồn thì sẽ xảy ra mộng du và các bất thường khác.
Trạng thái ngủ cũng giống như gan, chỉ khi gan khí hoạt động bình thường, trật tự và khí huyết di chuyển tốt thì thần mới yên giấc cho con người, con người mới có giấc ngủ ngon. Vì vậy, y học cổ truyền Trung Quốc cho rằng điều quan trọng nhất để điều chỉnh chứng mất ngủ là bồi bổ ngũ tạng.
Hàng ngày có thể điều chỉnh chứng mất ngủ bằng cách ăn các hợp chất giàu magie. Chất này có thể điều hòa các cơ quan như vùng dưới đồi và tuyến yên, đồng thời hợp tác với một số lượng lớn các nguyên tố vi lượng để tiết ra chất dẫn truyền thần kinh gây ngủ, ức chế các yếu tố thần kinh hoạt động, tự điều chỉnh. Từ đó làm cho mức độ hormone đạt đến trạng thái cân bằng, và qua nhiều tháng điều hòa liên tục, từ gốc rễ, cải thiện tình trạng mất ngủ vào ban đêm.
2. Điều chỉnh tâm lý trước khi đi ngủ
Không nên làm những việc quá kích thích trước khi đi ngủ, vì lúc này thần kinh sẽ ở trạng thái căng thẳng, khó ngủ về đêm.
Khi nằm trên giường, bạn phải duy trì tâm thái bình yên, không nghĩ đến việc mình có ngủ được hay không, cũng đừng nghĩ đến việc nửa đêm có thức giấc hay không.
Hãy nghe một vài bản nhạc nhẹ nhàng trước khi đi ngủ để trái tim bạn ở trạng thái rất bình tĩnh và thư thái, dễ đi vào giấc ngủ hơn.
3. Bấm và xoa huyệt Thần Môn trước khi đi ngủ - Thông kinh mạch giúp ngủ ngon.
Vị trí huyệt Thần môn: Ngón út duỗi thẳng xuống phía đối diện cổ tay, đường thẳng giữa rãnh ngón đeo nhẫn và ngót út nối giao điểm với các đường sọc ngang của cổ tay là huyệt Thần môn (xem hình minh họa để xác định đúng vị trí).
Huyệt thần môn (màu vàng)
Cách thao tác bấm huyệt: Trước khi đi ngủ, dùng đầu ngón tay cái của tay trái để day huyệt Thần môn bên tay phải, độ mạnh thích hợp đến mức cảm thấy cảm thấy hơi đau, lặp lại 30 lần; đổi ngón tay cái bên phải và xoa huyệt Thần môn bên tay trái trong 30 lần như vậy nữa.
Bạn vừa bấm vừa day và giữ trong 3 giây, nhả ra 1 giây rồi lại bấm tiếp.
Cách nắm tay để bấm huyệt thần môn
Thực hiện đều đặn hàng ngày. Huyệt Thần môn còn có nhiều tác dụng khác, tốt cho người bệnh tim, yếu tim, tim bất an, suy nhược thần kinh, hay quên…
*Theo Health/163, Pingguo
Link gốc: http://phapluatbandoc.giadinh.net.vn/mat-ngu-la-1-trong-3-noi-kho-lon-nhat-doi-nguoi-ap-dung-bi-quyet-nay-de-ngu-ngon-den-sang-162202809203706743.htm
Theo ttvn.vn