Mộc nhĩ có thể là món ăn cực độc nếu mẹ không biết cách chế biến

Mộc nhĩ đen được rất nhiều người ưa thích vì nó có hàm lượng dinh dưỡng cũng như các cách chế biến phong phú. Tuy nhiên, nếu sử dụng mộc nhĩ đen không đúng cách sẽ gây nguy hiểm cho tính mạng.

Mộc nhĩ đen được rất nhiều người ưa thích vì nó có hàm lượng dinh dưỡng cũng như các cách chế biến phong phú. Tuy nhiên, nếu sử dụng mộc nhĩ đen không đúng cách sẽ gây nguy hiểm cho tính mạng.

Ba mẹ con bị trúng độc, đặc biệt bé 7 tuổi bị suy đa tạng do ăn mộc nhĩ ngâm

Vào ngày 27/7, có ba mẹ con sống tại Kim Hoa, Chiết Giang phải nhập viện cấp cứu trong tình trạng đang bụng, nôn ói, chóng mặt sau khi ăn mộc nhĩ ngâm trong nước 2 ngày 2 đêm. Sau khi bệnh viện kiểm tra đã phát hiện cả 3 mẹ con đều bị tổn thương gan, suy gan ở các mức độ khác nhau. Tuy nhiên, người mẹ và cậu con trai út do ăn ít nên tình trạng ngộ độc nhẹ và không ảnh hưởng đến sức khỏe.

Chỉ có con gái lớn tên Văn Văn năm nay 7 tuổi toàn thân xuất hiện vàng da, chức năng gan bị tổn thương nghiêm trọng. Đặc biệt tình trạng bệnh của Văn Văn phát triển rất nhanh thành suy gan, các cơ quan khác trong cơ thể cũng bị tổn thương ở các mức độ khác nhau.

Ba mẹ con Văn Văn ngộ độc sau khi ăn mộc nhĩ ngâm (Ảnh minh họa)

Do bệnh tình chuyển biến nguy hiểm, ngay lập tức Văn Văn được chuyển đến khoa cấp cứu (ICU) của Bệnh viện Nhi thuộc Trường Đại học Y khoa Chiết Giang, các bác sĩ đã cố gắng hết sức có thể để cứu sống tính mạng của Văn Văn. Từ ngày 31/7 đến ngày 8/8, tổng cộng bệnh viện đã thay 4 lần huyết tương, bằng mọi cách để có thể bài trừ độc tố.

Vậy tại sao mộc nhĩ đen lại có thể biến thành “thuốc độc”?

Bác sĩ Phó Kiến Quân, trưởng Khoa Lây nhiễm của Bệnh viện trung tâm Thành phố Tây An cho biết: "Đây là một ngộ độc thực phẩm do vi khuẩn điển hình. Lý do tại sao nó được gọi là ngộ độc thực phẩm do vi khuẩn, là vì mộc nhĩ đen ngâm sau một thời gian dài, sẽ xuất hiện tình trạng bị biến chất, do chất đạm bị thủy phân cũng giống như thịt để lâu bị thối, khiến cho vi khuẩn dễ tấn công, gây ra nhiễm khuẩn".

Trưởng khoa Phó cũng cho biết, thời gian ủ bệnh ngộ độc mộc nhĩ ngâm, thường là từ nửa ngày đến một ngày, bệnh nhân nhẹ chỉ có các triệu chứng của đường tiêu hóa như buồn nôn, nôn ói, tiêu chảy. Các triệu chứng nghiêm trọng có thể xuất hiện vàng da, chức năng gan bị suy yếu.

Mộc nhĩ đen không nên ngâm nước qua đêm (Ảnh minh họa)

Theo bác sĩ Phó Kiến Quân:“Nếu ăn mộc nhĩ đen thì yêu cầu mọi người phải ngâm, ngâm xong thì phải sử dụng luôn, hoặc có thể cất vào ngăn mát tủ lạnh sẽ tương đối an toàn. Cảnh báo không được ngâm mộc nhĩ đem qua đêm.

Một khi thấy cơ thể không thoải mái sau khi ăn mộc nhĩ ngâm, kiến nghị mọi người phải nhanh chóng đến bệnh viện, đồng thời phải nói rõ cho bác sĩ biết bản thân đã phải thực phẩm gì, điều này rất quan trọng, bởi giúp bác sĩ nhanh chóng tìm ra nguyên nhân, để có phương án điều trị kịp thời".

Cách sử dụng mộc nhĩ an toàn

- Do mộc nhĩ cũng là một loại nấm nên khi sử dụng cũng phải thận trọng, tránh nguy cơ bị dị ứng, nhất là ở người có cơ địa dị ứng, trẻ nhỏ, người mang thai.

- Không sử dụng mộc nhĩ tươi vì nó có chứa chất porphyrin, dễ gây viêm da, ngứa, phù nề, đau nhức, ở mức độ nặng có thể khó thở do phù nề thanh quản. Để an toàn cho sức khỏe chỉ nên ăn mộc nhĩ khô được ngâm trong nước lạnh từ 15-20 phút, rửa sạch, cắt chân trước khi chế biến.

Tốt nhất bạn nên ngâm mộc nhĩ 15 - 20 phút trước khi chế biến

- Mộc nhĩ có tính hàn, bổ âm nên người đi ngoài phân lỏng, người hay bị đầy bụng, người nhiễm hàn… không nên ăn mộc nhĩ để tránh trường hợp bệnh sẽ nặng thêm.

- Không ngâm mộc nhĩ vào nước nóng trước khi chế biến vì chúng sẽ bị nhũn, dính, khó bảo quản, cất giữ.

- Khi chế biến, cần nấu mộc nhĩ và thức ăn chín hoàn toàn, sau đó mới được sử dụng.

 

 

Theo vietnamnet.vn

MỚI NHẤT

ĐỌC NHIỀU