Mọi đứa trẻ thích trì hoãn đều rất có tiềm năng: Nếu được cha mẹ hướng dẫn đúng đắn sẽ có triển vọng sau này

(lamchame.vn) - Không phải sự trì hoãn nào của trẻ cũng đều là điều xấu, cha mẹ cần có cái nhìn khách quan hơn.

Bước 2: Hướng dẫn con lập kế hoạch

Ngoài việc làm quen với thời gian, cha mẹ còn cần dạy con cách lên kế hoạch hợp lý. Bắt đầu từ thời gian thức dậy buổi sáng cho đến khi đi ngủ vào ban đêm, mỗi khoảng thời gian đều phải được sử dụng hiệu quả. Điều này không chỉ giúp con rèn luyện tính kỷ luật mà còn giúp con khắc phục thói quen trì hoãn.

Lưu ý: Kế hoạch này phải được lập cùng con, không phải do cha mẹ tự quyết định.

Bước 3: Thúc giục con khi cần thiết

Càng thúc giục con, con càng dễ nổi loạn. Tuy nhiên, nếu con đang làm việc gì đó không liên quan đến nhiệm vụ, cha mẹ vẫn có thể nhắc nhở con, nhưng cần chú ý về thời điểm và số lần nhắc nhở, không nên quá khắt khe.

Ngoài ra, nếu con trì hoãn vì đang suy nghĩ thì không cần phải thúc giục. Cha mẹ cần chọn thời điểm thích hợp để nhắc nhở con, như vậy mới đạt được hiệu quả cao nhất.

Bước 4: Tận dụng sở thích của con để rèn luyện hiệu quả việc học

Cha mẹ cần tìm hiểu xem con mình thích gì và lấy đó làm điểm bắt đầu để từ từ sửa đổi thói quen trì hoãn của con.

Ai cũng biết rằng khi làm những việc mình thích, bản thân sẽ rất hào hứng. Vậy tại sao không tận dụng điều này để điều chỉnh thái độ và tốc độ làm việc của con?

Tóm lại, trì hoãn không hoàn toàn là một điều xấu, mà nó còn thể hiện khả năng tư duy độc lập của trẻ. Tuy nhiên, cha mẹ cần có những hướng dẫn phù hợp để giúp con chuyển hóa sự trì hoãn thành động lực.

MỚI NHẤT

ĐỌC NHIỀU