Một vòng trái đất khám phá mẹ Á-Âu chiều con ăn dặm như thế nào?

Khám phá văn hóa ẩm thực ăn dặm cho trẻ từ 4-6 tháng tuổi của các quốc gia từ châu Á tới châu Âu.

Thực đơn ăn dặm cho trẻ từ 4-6 tháng tuổi tại Pháp

Thực đơn ăn dặm kiểu Pháp

Thức ăn là một trong những niềm tự hào mang tính quốc gia ở Pháp, và cũng là đề tài mà người Pháp rất thích nói về, ngay cả là những thực đơn ăn dặm cho trẻ từ 4-6 tháng tuổi. Bố mẹ thuộc mọi tầng lớp là những tín đồ trung thành với ý tưởng: tất cả hương vị trên thế giới đều ở Pháp. Trẻ con cần được giáo dục để hiểu rõ và thưởng thức trọn vẹn sự phong phú đó. Họ không bắt đầu việc ăn dặm của trẻ với những loại hạt nhạt nhẽo, không màu. Ngay từ những bữa ăn đầu đời, trẻ được cho ăn những loại rau củ đóng gói rất thơm có màu như đậu xanh, rau bina, cà rốt, bí xanh gọt vỏ và phần trắng của tỏi tây.Tất cả đều được xay nhuyễn và đem hấp.

Thực đơn ăn dặm kiểu Mỹ

Thực đơn ăn dặm kiểu Mỹ

Những bà mẹ Mỹ coi rau như một loại Vitamin bắt buộc phải cung cấp cho trẻ. Dù luôn thúc ép, nhưng không phải lúc nào trẻ cũng nghe lời. Họ lén cho rau vào những thực phẩm ăn dặm giàu sắt như thịt viên, cá viên, mỳ ống trộn bơ hoặc sữa chua và dường như trẻ không hề biết mình đang ăn món gì. Một số loại thức ăn trẻ chưa thích nghi ngay, cha mẹ Mỹ thường đợi vài ngày và sau đó cho ăn đúng loại đó một lần nữa. Một điểm đặc biệt vô cùng ý nghĩa đó là những bậc cha mẹ Mỹ còn kết hợp giáo dục tính tự lập cho trẻ ngay trong thời kỳ ăn dặm như:

-  Tôn trọng con cái bằng cách quan sát, không ép mà điều chỉnh thực đơn phù hợp với thái độ và dinh dưỡng của trẻ.

- Luôn hỏi con xem có thích ăn không và quan sát những biểu hiện trên mặt, tay chân thay vì áp đặt "con ơi ăn đi ngon lắm đấy".

- Coi trọng sự trung thực với con cái, không giả vờ lừa trẻ về "miếng cuối cùng" cho dù điều này xuất phát từ tình thương.

Thực đơn ăn dặm kiểu Thụy Điển

Thực đơn ăn dặm kiểu Thụy Điển

Mẹ Thụy Điển thường bắt đầu cho bé từ 4 tháng tuổi ăn dặm bằng những loại ngũ cốc có chứa lúa mỳ, giống như bột yến mạch và cho thêm dầu cọ, dầu cải hoặc pha thêm sữa bột.

Thực đơn ăn dặm kiểu Việt Nam

Thực đơn ăn dặm kiểu Việt Nam

Cháo và nước hầm là hai món ăn dặm phổ biến giúp trẻ không bị nghẹn, hóc hay nôn trớ. Những bà mẹ Việt cho trẻ ăn các loại cháo có nhiều chất xơ, gia vị, nước mắm hoặc bổ sung thêm tôm, cá, ngũ cốc hầm với xương heo cho thêm nồng hương vị.

Thực đơn ăn dặm kiểu Trung Quốc

Thực đơn ăn dặm kiểu Trung Quốc

Vào thời điểm trẻ lên 5 tháng tuổi, trẻ em Trung Quốc chuyển từ bú sữa mẹ sang các món từ cơm nhão trộn cá, cà rốt, rong biển, chuối, trứng và đậu xanh. Ngoài ra, mẹ Tàu cũng cải thiện hương vị bằng những món súp gà hầm cùng bí ngô, thịt heo xay nhuyễn với cà tím.

Thực đơn ăn dặm của trẻ Tây Tạng

Thực đơn ăn dặm trẻ Tây Tạng

Đặc biệt nhất trong các quốc gia, trẻ sơ sinh Tây Tạng bắt đầu ăn dặm khi mới 3 tháng tuổi. Thực đơn dăn dặm bao gồm đậu, lúa mì, ngô, đậu Hà Lan xay thật nhuyễn thành bột rồi đem trộn với bơ bò yak hoặc sữa ngựa.

Thực đơn ăn dặm kiểu Nhật

Thực đơn ăn dặm kiểu Nhật

Trẻ em Nhật Bản bắt đầu quá trình ăn dặm từ 5 tới 15 tháng tuổi là kết thúc. Thực đơn ăn dặm của mẹ Nhật thay mới mỗi lần, không trộn lẫn để đoán biết được bé con bị dị ứng với những loại thực phẩm nào. Các món được nấu nhừ như nước loãng đến quánh đặc dần dần, từ mịn tới thô rất khoa học.

Thực đơn ăn dặm Jamaica

Thực đơn ăn dặm Jamaica

Trẻ 4 tháng tuổi trên hòn đảo nhiệt đới này có chế độ ăn dặm chủ yếu từ các loại trái cây như đủ đủ, táo, xoài, chuối, mâm xôi với một thìa mật ong chúa để tăng thêm hương vị và sức đề kháng.

Thực đơn ăn dặm Kenya

Thực đơn ăn dặm Kenya

Thực phẩm đầu tiên mà bất cứ trẻ em Kenya từ 6 tháng tuổi đều ăn là khoai lang. Bên cạnh hương vị ngọt ngào, khoai lang được trộn với các loại rau củ dễ tiêu hóa giúp tăng chức năng trao đổi chất cũng như khả năng miễn dịch của cơ thể.

Thực đơn ăn dặm Mexico

Thực đơn ăn dặm Mexico

Gạo, đậu, và súp đều là những món khai vị ăn dặm đầu tiên của trẻ Mexico và Trung Mỹ. Tuy nhiên, cha mẹ Mexico cũng được biết đến với cách ăn dặm kỳ lạ khi rắc bột ớt, vôi vào táo, cam, lê để lôi kéo trẻ ăn trái cây.

MỚI NHẤT

ĐỌC NHIỀU