Ảnh minh họa.
Bác sĩ Mạnh cho biết, nguy cơ đột quỵ có thể xảy ra với bất kỳ ai, kể cả những người đang khỏe mạnh. Do đó, mọi người cần phải hết sức cẩn trọng khi thời tiết chuyển lạnh kéo dài.
Để giảm nguy cơ đột quỵ, bác sĩ Mạnh đưa ra 5 lưu ý dưới đây:
- Tránh thay đổi nhiệt độ đột ngột: Bác sĩ lấy ví dụ, khi cơ thể đang ở trong chăn ấm, mọi người cần phải mặc ấm trước rồi mới rời giường hoặc bước ra khỏi phòng. Nếu đi ra khỏi nhà, mọi người nên mặc thêm áo khoác hoặc đứng ở nơi trung gian để cơ thể quen với sự thay đổi nhiệt độ, tránh sốc nhiệt.
- Giữ ấm những vùng quan trọng: Người dân cần chú ý giữ ấm ở những vùng dễ mất nhiệt như: cổ, tay, chân và ngực bằng cách mặc nhiều lớp quần áo để giữ nhiệt tốt hơn. Ngoài ra, mọi người cũng nên đi tất khi ngủ để tránh thoát nhiệt, giúp ổn định huyết áp vào ban đêm.
- Kiểm soát huyết áp và đường huyết: Mùa lạnh là thời điểm huyết áp và đường huyết dễ tăng do cơ chế co mạch và sự thay đổi trong chuyển hóa của cơ thể. Với người có huyết áp và đường huyết cao, mọi người cần phải lưu ý tuân thủ uống đủ thuốc và thường xuyên đo huyết áp, đường huyết.
- Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh: Bác sĩ Mạnh khuyên mọi người nên áp dụng chế độ ăn ít muối, ít đường và ít chất béo bão hòa. Bởi những thay đổi nhỏ trong khẩu phần ăn hàng ngày sẽ giúp kiểm soát huyết áp và đường huyết hiệu quả, có lợi cho việc phòng ngừa đột quỵ.
- Tập luyện phù hợp: Vào mùa đông, khi tập luyện thể dục ngoài trời, mọi người cần phải khởi động kỹ, mặc đủ ấm, uống đủ nước và chỉ tập luyện khi đã có ánh nắng mặt trời để hạn chế nguy cơ đột quỵ.
Dấu hiệu đột quỵ
Đột quỵ có thể gây ra nhiều dấu hiệu khác nhau, tùy vào từng cá nhân. Tuy nhiên, dưới đây là những dấu hiệu đột quỵ phổ biến nhất, mọi người nên ghi nhớ để nhận biết và phát hiện bệnh kịp thời:
- F (Face - Khuôn mặt): Các dấu hiệu bất thường trên khuôn mặt chẳng hạn như bị sụp mí ở một bên mắt, méo miệng, nhân trung bị lệch có thể là dấu hiệu cảnh báo đột quỵ. Các dấu hiệu này thể hiện rõ nhất khi bệnh nhân cười mở miệng lớn.
- A (Arms - Tay): Người bị đột quỵ có thể gặp khó khăn hoặc không thể cử động tay, chân, tê liệt 1 bên cơ thể. Do đó để kiểm tra, mọi người có thể xem bệnh nhân có thể giơ thẳng cả hai cánh tay lên hay không.
-
- S (Speak - Nói chuyện): Bệnh nhân bị đột quỵ có thể xuất hiện tình trạng khó nói, phát âm không rõ ràng, nói dính chữ hoặc nói ngọng bất thường. Mọi người có thể kiểm tra bằng cách yêu cầu người nghi ngờ bị đột quỵ lặp lại một câu đơn giản để xem họ có bị nói ngọng hoặc nói dính chữ hay không.
- T (Time - thời gian): Nếu cơ thể người bệnh đột nhiên xuất hiện một trong những dấu hiệu kể trên, mọi người cần nhanh chóng gọi cấp cứu hoặc đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế gần nhất để được điều trị kịp thời.
Bác sĩ nhấn mạnh rằng, ngay cả khi các triệu chứng trên chỉ xuất hiện trong vài phút hoặc vài giờ thì người bệnh cũng cần được chăm sóc y tế khẩn cấp bởi đó có thể là dấu hiệu của một cơn đột quỵ nhỏ hoặc cơn thiếu máu cục bộ thoáng qua. Các cơn đột quỵ nhỏ hoặc thiếu máu cục bộ thoáng qua cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo một cơn đột quỵ nghiêm trọng sắp xảy ra.