>> Ngày vía Thần tài: Cúng như thế nào để cả năm may mắn, tài lộc, phát đạt?
1. Tượng Thần Tài, Ông Địa bằng sứ hoặc đồng
Các mẹ cần lưu ý khi lựa chọn tượng Thần Tài và Ông Địa. Ngoài việc nên lựa tượng bằng sứ hoặc đồng, tượng còn cần có kích thước phù hợp với bàn thờ và không cần bài vị. Trước khi đặt tượng, cần tắm rửa cho các ông bằng nước hoa bưởi hoặc nước pha rượu; lau khô rồi mới đặt lên bàn thờ.
Khi đặt tượng, các mẹ nhớ là nhìn từ ngoài vào thì ông Thần Tài đứng bên trái, còn bên phải là vị trí của Ông Địa. Các chị nhớ bài trí sao cho từ ngoài nhìn vào bên trái là ông Thần tài, bên phải là Ông Địa.
2. Tượng Ông Cóc
Bàn thờ Thần tài, Ông Địa không bao giờ được thiếu Ông Cóc. Cóc vàng phong thủy mang lại may mắn trong công việc và cuộc sống, mang lại bình an, giúp cho gia chủ hóa giả được những vận khí xấu từ bên ngoài vào, tránh được nhiều tai họa và nguy hiểm.
Vị trí đặt tượng này là bên trái theo chiều từ ngoài nhìn vào. Các mẹ cũng cần lưu ý, sáng phải quay Ông Cóc ra ngoài, tối lại quay Ông Cóc vào.
3. Hũ gạo, hũ muối và hũ nước đầy
Giữa Thần Tài và Ông Địa luôn có 3 hũ nhỏ gồm gạo, muối và nước. Ba hũ này là vật dụng không thể thiếu bởi nó tượng trưng cho cuộc sống no đủ, yên ấm.
Hũ nước được đổ đầy cách miệng chén khoảng 1cm, không nên rót quá đầy dễ bị tràn ra bàn thờ không tốt. Người ta thường bài trí những vật này trên bàn thờ thần tài từ đầu năm đến cuối năm mới thay.
Bàn thờ Thần Tài - Ông Địa dịp năm mới
4. Bát nhang được đặt cố định
Bát nhang thờ Thần Tài và Ông Địa được đặt giữa bàn thờ. Tuy nhiên, các mẹ - đặc biệt là các mẹ làm kinh doanh - không thể đặt bát nhang tùy tiện mà phải tuân thủ một số quy tắc nhất định.
Khi bốc bát nhang, không được tự đặt mà phải mời thầy tới giúp để đảm bảo các thủ tục cầu tài vận, tránh chuyện đuổi vận đỏ đi, rước số đen về. Trong quá trình thờ cúng, tuyệt đội không được động chạm, di chuyển bát hương, để tránh chuyện xui xẻo, không may. Đó chính là lý do khi bốc bát hương Thần Tài - Ông Địa, nhiều người còn cẩn thận dùng keo gắn bát hương cố định.
5. Phật Di Lặc
Bàn Thờ Thần Tài - Ông Địa nên có thêm tượng Phật Di Lặc.
Theo sách xưa, Di Lặc Phật Vương sẽ quản lý và ngăn chặn các vị thần làm điều sai trái. Ông Phật cười tượng trưng cho sự may mắn và thịnh vượng. Chiếc bụng lớn của ông chứa đầy của cải, tài lộc.
6. Xếp 5 chén nước theo hình chữ Nhất
5 chén nước và khay đựng là vật dụng không thể thiếu trên bàn thờ Thần Tài - Ông Địa. Tuy nhiên, các mẹ phải nhớ xếp chén nước theo đúng hình chữ Nhất.
Vật dụng này được bài trí tượng trưng cho ngũ phương, Ngũ Hành phát sinh phát triển, đem lại may mắn, thuận lợi trong công việc kinh doanh của gia chủ.
7. Lọ hoa tươi với các loại hoa màu vàng như cúc, hồng, đồng tiền
Trên bàn thờ Thần Tài, Ông Địa luôn phải có một lọ hoa tươi, đặt ở bên tay phải. Tuyệt đối không được dùng hoa giả, hoa khô héo. Các chị có thể dùng bình hoa thủy tinh, gốm sứ đều được.
Khi cắm, nên chọn hoa hồng, hoa cúc, hoa đồng tiền tươi vừa có nụ vừa có mùi thơm càng tốt để đón lấy sinh khí, tài lộc. Ngoài ra các mẹ cũng nhớ chọn hoa màu vàng để vận khí tốt hơn, tài lộc đầy nhà.
Hoa tươi là thứ không thể thiếu trên bàn thờ Thần Tài
8. Đĩa trái cây ngũ quả
Trái cây thờ Thần tài, Ông Địa nên sắp ngũ quả (5 loại trái cây) trên một đĩa lớn. Cần chọn trái cây tươi, không bị dập héo, còn nguyên vẹn như táo, lê, chuối, cam, quýt... Và đặc biệt chú ý, không dùng quả nhựa để thờ cúng.
9. Tô sứ đẹp, đổ đầy nước và hoa tươi trải trên mặt nước
Chọn tô sứ đẹp, nông lòng, đổ đầy nước và ngắt những bông hoa trải lên trên sau đó đặt ở phía ngoài cùng của ban thờ. Vật dụng này có ý nghĩa Minh Đường Tụ Thủy – Một cách giữ tiền bạc khỏi trôi đi.
Dù giàu hay nghèo, mỗi gia chủ khi làm ăn kinh doanh cũng cần phải chú tâm tới việc sắp xếp bàn thờ cúng vía Thần Tài với 9 thứ không thể thiếu như trên. Ngoài ra, để rước lộc tài, may mắn và làm ăn ngày càng phát đạt trong suốt cả năm, cần phải lau dọn bàn thờ thường xuyên vì Thần Tài ưa sạch sẽ.