Muốn con cái giỏi giang, trở thành bậc kỳ tài, hãy học hỏi những kinh nghiệm dạy con sau đây của Tào Tháo

Nhắc đến Tào Tháo chắc hẳn nhiều người chỉ nghĩ đến tài trí mưu lược của ông trong lĩnh vực chính trị quân sự. Ít người biết được rằng, người bận việc nước như ông lại là một người cha mẫu mực, luôn chú trọng tới việc giáo dục con cái với những phương châm, chính sách giáo dục hết sức thiết thực và hiệu quả.

1. Thành thích của con cháu họ Tào

Câu danh ngôn "Sinh con như Tôn Trung Quyền" của Tào Tháo cho thấy: Trong lòng Tào Tháo, Tôn Quyền đích thị là nhân tài hiếm có, khiến Tào Tháo vừa khâm phục vừa sợ hãi. 

Với mong muốn con cháu của mình có thể trở thành nhân tài, do vậy Tào Tháo luôn có nhận thức và tư tưởng coi trọng giáo dục. Vượt xa cả những vị vua anh minh như Đường Thái Tông và Tống Thái Tổ.

Cũng chính nhờ nhận thức sâu xa ấy, mà con cháu họ Tào ai ai cũng có những sở trường, thế mạnh và nhiều thành tích, chiến công hiển hách.

Câu chuyện nổi tiếng nhất về Tào Xung đó là "Tào Xung cân Voi".

Tôn Quyền tặng Tào Tháo một con Voi. Tào Tháo muốn biết cân nặng của Voi, nhưng kẻ trên người dưới không ai nghĩ ra cách gì để tính trọng lượng của nó.

Tào Xung hiến cách rằng: "Đưa Voi lên thuyền, đợi thuyền thăng bằng, đánh dấu mực nước trên thân thuyền, rồi đưa voi xuống thuyền. 

Sau đó khuân đá chất lên thuyền cho tới khi mực nước đúng bằng vị trí đánh dấu khi nãy. Rồi mang những hòn đá đó đi cân, tổng lại số cân của những hòn đá là ra trọng lượng của Voi".

Tào Ngang dũng cảm, trung thành cứu cha. Kiến An năm thứ 2, Tào Ngang cùng Tào Tháo ra trận đánh bại Trương Tú. 

Trương Tú đầu hàng. Tào Tháo lấy vợ góa của Trương Kỳ làm thiếp. Trương Tú vì vậy mà căm hận Tào Tháo. Tào tháo nghe nói Trương Tú không vui liền bí mật chuẩn bị kế hoạch giết Trương Tú.

Kết quả kế hoạch bị bại lộ, Trương Tú đột kích Tào Tháo khiến Tào Tháo bại trận. Ngựa của Tào Tháo bị giết chết tại Uyển Thành bởi quân mai phục của Trương Tú. 

Tào Ngang nhường lại cơ hội sống cho Tào Tháo bằng cách chủ động nhường ngựa của mình cho cha tháo chạy. 

Tào Ngang bộ hành bảo vệ cha thoát thân khỏi Uyển Thành. Sau cùng Tào Ngang, Điển Vi cùng với Tào An Dân đều chết trận tại Uyển Thành.

Tào Phi từ nhỏ văn võ song toàn, đọc nhiều kinh truyện. Năm 220 công nguyên Tào Phi đăng cơ xưng đế, kế thừa ý chí thống nhất Sơn Hà của Tào Tháo. 

Đối nội thi hành chính sách vừa khoan dung vừa nghiêm khắc, sống cùng với dân sinh, phát triển văn học Kiến An. Tào Phi, Tào Tháo và Tào Thực được mệnh danh là "Tam Tào" Kiến An.

Tào Thực là một trong những người con trai mà Táo Tháo yêu quý nhất. Ai cũng biết rằng "Thất Bộ Thi" là tuyệt phẩm thi ca cứu mạng Tào Thực, khi Tào Phi ép Tào Thực phải hoàn thành một bài thơ nội trong bảy bước.

Các tác phẩm tiêu biểu khác của Tào Thực còn có "Lạc Thần Phú", "Tặng Bạch Mã Vương Bưu", "Khuê Tình", "Bảy nỗi buồn than"…

Tào Thực là người đầu tiên trong lịch sử dốc sức viết thơ ngũ ngôn, hoàn thành việc chuyển thể các bài hát dân gian sang thơ ca. 

Tạ Linh Vận nhà thơ nổi tiếng Nam Triều từng ca ngợi Tào Thực rằng: "Người tài trong thiên hạ tổng có 10 đấu, trong đó Tào Tử Kiến (Tào Thực) chiếm 8 đấu, ta đây một đấu, những người khác trong thiên hạ cùng chia nhau một đấu".

2.  Chính sách và phương châm giáo dục con cái của Tào Tháo

Lấy mình làm gương, xây dựng tấm gương cho con cái noi theo. 

Tào Tháo dù trong lúc hành quân đánh trận, tay cũng không rời sách. Ông hiểu rõ tầm quan trọng của văn hóa, kiến thức. 

Do vậy ông rất coi trọng việc đọc sách trong giáo dục con cái. Tự bản thân Tào Tháo rất coi trọng đọc sách và thực tiễn. Tự nhiên hình thành bầu không khí giáo dục tốt trong gia đình.

Tào Phi 5 tuổi được Tào Tháo đích thân dạy bắn cung. 8 tuổi thành thạo cưỡi ngựa, bắn cung. Tào Thực 10 tuổi đã đọc hết  "Kinh Thi", "Luận Ngữ". 

Để nâng cao kinh nghiệm thực chiến, Tào Tháo còn từng dẫn theo Tào Thực tham gia chiến trận.

Tào Tháo ban hành "Chư Nhi Lệnh" nhằm khích lệ con cái phấn đấu học hành. Tào Tháo nói: "Con cái thuở nhỏ ai ai ta cũng đều yêu quý cả. 

Nhưng sau khi trưởng thành, ta sẽ ‘liệu tài mà dụng’. Ta không bao giờ thiên vị kẻ dưới, đối với con cái cũng quyết không ngoại lệ. 

Ta chỉ xem trọng tài năng, chỉ có người tài giỏi, đủ năng lực thực sự mới xứng là người nối nghiệp của ta".

Cẩn trọng trong việc lựa chọn thầy giáo. 

Người thầy phải là những người đức hạnh đường đường chính chính, am hiểu luật lệ giống như là Tử Ngang. Tử Ngang ban đầu phụ tá Tào Thực. 

Nhưng Tào Thực tài cao kiêu ngạo, tự do buông thả, uống rượu không biết tiết chế. Không thân thiết với Tử Ngang.

Sau khi Tào Phi lên ngôi Thái Tử, Tử ngang được Tào Tháo phái làm thầy giáo của Tào Phi. Sau này, Tào Tháo còn đặc phái Bỉnh Nguyên và Trương Phạm người mà ông rất tôn kính phò tá Tào Phi.

Dạy dỗ theo tài năng, chú trọng sở thích, sở trường.

Tào Thực từ nhỏ yêu thích thơ ca. Có nhiều kiến giải độc đáo trong việc trị quốc. Tào Tháo ra sức bồi dưỡng những điểm mạnh đó của Tào Thực, phát huy sở trường của con cái.

3. Áp dụng phương châm giáo dục con của Tào Tháo trong cuộc sống hiện nay

Nhịp sống đô thị gấp gáp khiến cha mẹ và con cái rất khó có cơ hội cùng nhau hưởng thụ và chia sẻ niềm vui cuộc sống. Nhiều bậc cha mẹ ở thành phố vì cuộc sống mưu sinh, lao đầu vào công việc. 

Tăng ca là chuyện bình thường. Thậm chí có nhiều người tăng ca đến tận khi mặt trời mọc. 

Cũng chính vì lối làm việc bạt mạng đó khiến việc nhiều bậc cha mẹ không có thời gian dạy dỗ con cái. Con cái thường xuyên không thấy bóng dáng cha mẹ.

Hiện trạng thực tế này yêu cầu các bậc cha mẹ cần phải điều chỉnh kế hoạch phát triển và phương châm giáo dục. 

Cha mẹ cần phải căn cứ vào tình hình thực tế của gia đình và đặc trưng của con cái để xây dựng kế hoạch giáo dục tốt nhất. Sắp xếp thời gian hợp lý, dạy dỗ con cái một cách lý tính.

Lấy mình làm gương, xây dựng không khí học tập giáo dục kỷ cương trong gia đình. Nhiều bậc phụ huynh ngày nay tay cầm điện thoại lướt facebook, chơi game, miệng quát tháo con cái đi làm bài tập, học hành tử tế. 

Lối dạy dỗ con cái với tấm gương phản diện này sao đủ tư cách ép buộc con cái phải học bài, làm bài tập. Bản thân mình còn làm chưa tốt huống chi là con trẻ.

Tào Tháo lo liệu quốc gia đại sự, mỗi ngày đều có trăm công nghìn việc, thế nhưng tay ông không bao giờ rời khỏi cuốn sách ngay cả trong lúc hành quân đánh trận, tận tâm học hỏi. 

Trong cuộc sống hàng ngày, ông luôn lấy mình làm gương, xây dựng tấm gương sáng ưu tú cho con cái noi theo.

Thay vì cầm điện thoại quát mắng con cái, tại sao các bậc cha mẹ ngày nay lại không thể thay thế nó bằng việc tay cầm cuốn sách để con cái noi theo chứ?

Xây dựng quy tắc và kế hoạch học tập cụ thể, truyền cảm hứng giúp trẻ đam mê học tập. 

Chắc hẳn ai cũng biết đến câu chuyện mẹ Mạnh Tử ba lần chuyển nhà, chọn môi trường sống thích hợp, tạo dựng niềm đam mê học tập cũng như lối sống đạo đức nề nếp cho Mạnh Tử sau này.

Dạy con trẻ, điều đầu tiên phải có tấm gương là cha mẹ, tiếp đó là môi trường. Sau đó, xây dựng cho trẻ kế hoạch học tập phù hợp, truyền cảm hứng giúp trẻ hứng thú và đam mê. 

Cha mẹ chính là người chỉ đạo, hướng dẫn để con cái luôn đi đúng quỹ đạo.

Cẩn trọng trong việc lựa chọn đam mê căn cứ trên sở thích, sở trường của con cái. Con cái tuy nhỏ nhưng thời gian cũng rất có hạn. 

Lựa chọn những niềm đam mê trọng tâm căn cứ trên sở thích, sở trường của con trẻ, giúp bồi dưỡng những niềm đam mê thực sự cho trẻ. Tránh việc ép buộc khiến con cái cảm thấy nhàm chán và bị bó buộc.

Tào Thào không những là một vị tướng tài giỏi mà còn là người cha mẫu mực. Tấm gương cũng như phương châm giáo dục con cái của ông cũng là một trong những bài học quý đáng để nhiều người noi theo. 

Một trong những điều quan trọng nhất từ những phương châm giáo dục ấy đó là chính là "lấy mình làm gương". Cha mẹ muốn con cái chăm ngoan học giỏi trước hết bản thân mình phải là một tấm gương sáng để chúng noi theo!

 

Theo Trí thức trẻ

MỚI NHẤT

ĐỌC NHIỀU