Dậy thì thường xảy ra ở giai đoạn 10-16 tuổi với bé gái và 12-18 tuổi đối với các bé trai. Đây là giai đoạn "tăng tốc" và "về đích" của chiều cao, vì sau thời gian này, trẻ không thể cao thêm được nữa (Ảnh minh họa).
Dậy thì thường xảy ra ở giai đoạn 10-16 tuổi với bé gái và 12-18 tuổi đối với các bé trai. Đây là giai đoạn "tăng tốc" và "về đích" của chiều cao, vì sau thời gian này, trẻ không thể cao thêm được nữa.
Đặc trưng của thời điểm dậy thì là sự tăng trưởng vượt bậc về cả cơ bắp, khung xương cũng như các chức năng sinh dục. Đặc biệt, chiều cao của bé sẽ tăng lên rất nhanh, khoảng 10-15cm/năm.
Cụ thể: Ở giai đoạn 10 tuổi, cứ mỗi năm bé gái tăng 10cm chiều cao và tăng dần đến khi đạt được 15cm/năm ở độ tuổi 12. Trong khi đỉnh của tốc độ tăng trưởng chiều cao của bé trai là 10cm/năm khi được 12 tuổi và đạt tối đa 15cm/năm khi bé 14 tuổi. Tốc độ tăng trưởng chiều cao sẽ chậm dần khi bé gái được 15 tuổi và khoảng 17 tuổi ở bé trai.
Như vậy, thời điểm phát triển chiều cao mạnh nhất ở trẻ là từ 10 - 18 tuổi. Nó quyết định đến 23% chiều cao trung bình khi các bé trưởng thành. Kích thước xương, khối lượng xương và mật độ chất khoáng ở mỗi xương cũng sẽ tăng lên khoảng 4% mỗi năm tính từ giai đoạn bé được 10 tuổi cho đến hết dậy thì.
Do đó, trong khoảng thời gian này, cha mẹ nên tập trung bổ sung cho trẻ những gì bổ dưỡng nhất, đồng thời khuyến khích trẻ hướng đến một lối sống lành mạnh. Hãy ăn nhiều các nhóm thực phẩm để cung cấp cho cơ thể đầy đủ chất dinh dưỡng, hạn chế đồ ăn nhanh và giảm đồ ngọt, nước ngọt có ga để tránh nguy cơ béo phì. Tập thể dục, chơi thể thao, đi bộ ngoài trời mỗi ngày cũng sẽ giúp trẻ ngày càng cao lớn hơn.