Bệnh nhân bị áp xe sau nâng mũi
Sau khi nâng mũi tại cơ sở này khoảng 1 tháng, người bệnh thấy mũi sưng nề, đau nhức nhiều nên đã đến khám tại Bệnh viện Việt Nam - Thuỵ Điển Uông Bí. Tại bệnh viện, qua thăm khám thấy sống mũi, cánh mũi người bệnh sưng nề, chính giữa mũi mềm lõm, ấn đau, có dịch. Người bệnh được chẩn đoán áp xe vùng sống mũi và tiền đình mũi sau phẫu thuật nâng mũi.
Bệnh nhân đã được nhập viện, tiến hành rút sụn silicon, bơm rửa vệ sinh hốc mũi hàng ngày. Sau theo dõi điều trị tại khoa Tai Mũi họng 7 ngày và tránh được biến chứng nguy hiểm sau nâng mũi, đó là nguy cơ thủng vách ngăn mũi.
Theo BSCKI. Uông Hồng Hợp - Khoa Tai Mũi Họng tại bệnh viện cho biết, tình trạng sưng và nhiễm trùng của bệnh nhân có thể do quá trình nâng mũi không đảm bảo vô khuẩn, hoặc kỹ năng của người được phép hành nghề chưa vững vàng. BS Hợp khuyến cáo người dân, đặc biệt là chị em phụ nữ nếu có nhu cầu làm đẹp cần lựa chọn cơ sở được cấp phép của Bộ Y tế và phẫu thuật viên phải có giấy phép hành nghề về lĩnh vực thẩm mỹ để tránh những hậu quả khôn lường đến sức khoẻ bản thân.Tuy nhiên, dù chọn nâng mũi theo cách nào thì cũng đừng quên tìm hiểu kỹ về từng phương pháp trước khi làm, trách tiền mất tật mang.