Nếu cha mẹ cứ nhắm mắt đáp ứng con 2 thứ sau đây, thì sao cũng có ngày cha mẹ - con cái thành thù

(lamchame.vn) - Hầu hết các bậc cha mẹ đều yêu thương con cái, nhưng một số cha mẹ cho rằng yêu con là phải "lấy con làm trung tâm", đáp ứng mọi yêu cầu của con.

Ảnh minh họa

Một cư dân mạng từng chia sẻ câu chuyện của chính mình: Con trai cô rất thích ăn bít tết, nên mỗi tuần bà nội đều chuẩn bị 2-3 bữa bít tết thơm ngon cho cháu. Nhưng sau đó, cô phát hiện con trai luôn muốn chọn miếng to nhất khi ăn dâu, chọn phần đầu tiên khi ăn bánh. Dù món đồ mua cho ông bà, con cũng phải lục lọi kiểm tra trước.

Nếu không được ưu tiên, con sẽ nổi giận, dần dần bắt đầu quát tháo cả ông bà, thái độ cực kỳ bất lịch sự. Có lần vào giờ cơm tối, con mải xem TV, sốt ruột nói: "Đừng ai động vào bít tết của con, lát con ăn!". Khi mọi người đã ăn gần xong, con mới thong thả đến bàn ăn.

Vừa ngồi xuống, con lập tức hỏi: "Bít tết của con đâu?". Cô bình tĩnh đáp: "Bít tết mọi người ăn hết rồi". Con trai cô liền nổi giận, lật tung bàn ăn, khóc lóc và lăn lộn.

Người xưa có câu: "Con nuông chiều không hiếu, chó được cưng trèo lên bếp". Nếu cha mẹ quá nuông chiều con, chúng có thể trở nên bất hiếu, vô pháp vô thiên. Trong quá trình nuôi dạy, cần giúp trẻ hiểu rằng, chúng không phải "ông hoàng nhỏ" trong gia đình. Con cũng như các thành viên khác, cần được đối xử công bằng và góp phần giữ gìn sự hòa thuận trong gia đình. Nếu không, người chịu thiệt cuối cùng chính là con, còn người tổn thương sâu sắc nhất là cha mẹ.

2. Những yêu cầu vật chất không hợp lý – Cẩn thận trở mặt thành thù

Người xưa có câu: "Trăng tròn sẽ khuyết, nước đầy sẽ tràn". Tình yêu nếu quá đầy đủ, sẽ trở thành tai họa. Việc cha mẹ luôn đáp ứng mọi yêu cầu của con rất dễ khiến con trở thành người vong ơn bội nghĩa.

Một câu chuyện thế này: Một cặp vợ chồng làm bác sĩ, bận rộn công việc nên luôn bù đắp cho con bằng cách mua tất cả những gì con muốn. Lúc nhỏ, con đòi đồ chơi, lớn hơn thì đòi đồng hồ, quần áo hàng hiệu... Mỗi khi đòi hỏi, con đều được đáp ứng ngay lập tức. Cả cha mẹ lẫn con đều không nhận thấy điều gì sai trái.

Nhưng đến khi con vào đại học, con đòi mua ô tô. Cha mẹ lúc này mới nhận ra vấn đề và từ chối. Con liền tranh cãi gay gắt với cha mẹ, thậm chí dùng việc không về nhà để ép buộc họ. Cuối cùng, cha mẹ phải nhượng bộ, mua xe để dàn xếp.

Nhưng một thời gian sau, con lại đòi mua nhà. Hai bên lại xảy ra tranh cãi, trong lúc cãi vã, người cha tức đến mức ngất xỉu. Thế nhưng, người con bỏ mặc cha ngất xỉu, đóng sầm cửa bỏ đi.

Thứ dễ dàng có được thì không phải thứ đáng quý. Trẻ càng dễ được thỏa mãn, chỉ càng khiến chúng tham lam vô độ.

Từ chối yêu thương – Xây dựng mối quan hệ lành mạnh

Nhà tâm lý học người Mỹ gốc Áo, Do Thái Heinz Kohut từng nói: "Làm sao để từ chối con mà không mang theo sự thù địch".

Khi con đưa ra yêu cầu không hợp lý, cha mẹ cần từ chối một cách nhẹ nhàng nhưng kiên quyết. Hãy để con hiểu rõ sự từ chối của cha mẹ mà không cảm thấy bị phớt lờ hay oán trách.

Cha mẹ có thể áp dụng các bước sau để từ chối một cách yêu thương:

Lặp lại mong muốn của con và đồng cảm: Ví dụ: "Con muốn chiếc xe đồ chơi này đúng không? Con rất thích nó đúng không?".

Lắng nghe con giải thích: Ví dụ: "Mẹ biết con rất muốn có chiếc xe này. Con có thể nói cho mẹ biết tại sao con lại muốn nó không?".

Nêu rõ quan điểm và giải thích lý do từ chối: Ví dụ: "Mẹ hiểu rồi. Nhưng con nhớ không? Chúng ta đã thỏa thuận mỗi tháng chỉ mua một món đồ chơi, và tháng này con đã mua rồi".

Đưa ra điều kiện thay thế: Ví dụ: "Con có thể có món đồ này, nhưng chỉ khi con đạt kết quả tốt trong kỳ thi tới".

Làm cha mẹ, ai cũng muốn dành tất cả tình yêu cho con. Nhưng không phải tình yêu nào cũng giúp con trưởng thành. Khi con đòi hỏi đặc quyền hoặc những nhu cầu vật chất không hợp lý, cha mẹ cần biết từ chối đúng lúc.

Nếu không, chính cha mẹ sẽ vô tình hủy hoại tương lai của con, để rồi con cái trở thành người xa lạ, thậm chí là kẻ thù.

Theo Thanh Hương

MỚI NHẤT

ĐỌC NHIỀU