Nhờ ứng dụng di động, người phụ nữ được chuẩn đoán vô sinh đã lên chức mẹ

Được chẩn đoán mắc hội chứng buồng trứng đa nang và thất bại sau nhiều cố gắng mang thai, nhưng chị Caroline Price – 30 tuổi đã lên chức mẹ sau hơn 3 năm khi kiên trì.

Năm 20 tuổi, chị Caroline Price, sống ở Birmingham, đã được chẩn đoán mắc bệnh hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS) và khó có thể mang thai. Chị đã rất thất vọng khi biết được thông tin này.

Caroline và Tom kết hôn trong năm 2011​

Caroline và chồng gần như đã từ bỏ việc có một đứa con khi biết mình bị hội chứng buồng trứng đa nang

Tuy nhiên, không đầu hàng số phận, năm 2011, sau khi kết hôn, Caroline đã đi khám lại và áp dụng nhiều biện pháp thụ thai. Nhớ lại khoảng thời gian này, Caroline vẫn còn cảm thấy khủng hoảng: “Bạn sẽ thấy vô cùng khó khăn khi tất cả bạn bè và đồng nghiệp xung quanh mình đều có con. Suy nghĩ Khi nào mới đến lượt mình luôn thường trực trong tâm trí tôi”.

Mặc cảm về bản thân cùng mong muốn có con nhưng không thể, chị Caroline thậm chí còn cảm thấy không muốn nói chuyện với gia đình và bạn bè. “Mọi người đều cảm thông và mong muốn chia sẻ với tôi kinh nghiệm nhưng tôi không thể nói chuyện với ai vì cảm thấy mình là một kẻ thất bại. Tôi mắc kẹt trong hố sâu đó, tuyệt vọng và suy nghĩ rằng mình không thể có thai”- Caroline chia sẻ.

Caroline đã phải trải qua những giây phút khó khăn khi nhìn lần lượt những người bạn và đồng nghiệp của mình có con

Và rồi may mắn đã mỉm cười với cô gái trẻ khi vợ chồng họ nghe nói về OvuSense, một chương trình theo dõi sinh sản và phát hiện chu kì trứng rụng năm 2014. OvuSense sử dụng cảm biến âm đạo để đo sự thay đổi tinh vi về nhiệt độ cơ thể vào ban đêm - tín hiệu liên quan đến sự rụng trứng trong cơ thể. Sau đó, nguồn dữ liệu này sẽ được tải xuống ứng dụng trên điện thoại của người dùng mỗi sáng để giúp họ đánh dấu thời điểm lý tưởng nhất.

Chương trình này đã giúp Caroline khám phá ra rằng cô đang thực sự đang rụng trứng; nhưng chỉ là chu kì của cô trễ hơn bình thường.

Caroline đã rất sốc khi biết sự thật này bởi: "Tất cả các xét nghiệm được tiến hành trước đó tại trung tâm y tế đều không nhận ra rằng tôi đang rụng trứng. Các xét nghiệm máu còn cho kết quả là tôi không thể rụng trứng trong khi thực tế, tôi vẫn đang rụng trứng. Việc biết mình chỉ là rụng trứng muộn hơn so với những người phụ nữ bình thường giúp tôi cảm thấy nhẹ nhõm. Ít nhất, bây giờ tôi biết chính xác tình trạng cơ thể mình và có thể tìm hiểu kiến thức về vấn đề này để khắc phục”.

Sau khi nhận ra cơ thể mình có thể rụng trứng, Caroline đã đi khám một chuyên gia về sinh sản và được phát một loại thuốc hỗ trợ khả năng sinh sản.

Đều đặn sử dụng thuốc trong 3 tháng, chu kì rụng trứng của Caroline đã ổn định và 2 tuần sau đó, cô mang thai. Niềm vui quá bất ngờ khiến Caroline không thể tin được và phải đi kiểm tra nhiều lần.

Caroline đã không thể tin vào kết quả kiểm tra đầu tiên khi biết mình mang thai​

Đôi vợ chồng trẻ phải đi khám nhiều lần để chắc chắn về kết quả

Cuối cùng sau nhiều năm chờ mong, Caroline đã mang thai

Như vậy là nhiều năm sau cưới với những nỗ lực không mệt mỏi để mang thai, năm 2015, Caroline và chồng Tom, 33 tuổi, cuối cùng đã chào đón cô con gái Amelia. Cả hai cảm thấy hạnh phúc hơn bao giờ hết. Caroline và Tom chào đón bé Amelia vào tháng 11 năm 2015.

Caroline và Tom chào đón em bé Amelia vào tháng 11 năm 2015

Chia sẻ câu chuyện của mình, chị Caroline không chỉ chia sẻ một biện pháp chữa hiếm muộn hiệu quả cho những người bệnh bị hội chứng buồng trứng đa nang, mà còn muốn truyền niềm tin và hy vọng cho tất cả những người phụ nữ đang phải cố gắng để có con.

Hội chứng buồng trứng đa nang là gì?

Hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS) là một trong những triệu chứng rối loạn nội tiết phổ biến nhất ở phụ nữ.  Phụ nữ bị hội chứng buồng trứng đa nang khó có thể mang thai do rụng trứng không thường xuyên hoặc thậm chí ít và không rụng trứng. Những phụ nữ bị bệnh này có thể phải đối mặt với các dấu hiệu:

Kinh nguyệt bất thường: Điều này là đặc tính phổ biến nhất. Ví dụ về kinh nguyệt bất thường bao gồm khoảng thời gian kinh nguyệt dài hơn 35 ngày, ít hơn tám chu kỳ kinh nguyệt một năm; không thấy kinh bốn tháng hoặc lâu hơn, và trong thời gian dài có thể có rất ít hoặc nặng.

Dư androgen: Nồng độ của kích thích tố nam (androgen) có thể dẫn đến những dấu hiệu thể chất, chẳng hạn như tóc trên khuôn mặt và cơ thể rậm lông, mụn trứng cá cho người lớn hoặc thanh thiếu niên nghiêm trọng; và hói đầu kiểu nam (androgen rụng tóc)…

Theo Dailymail

MỚI NHẤT

ĐỌC NHIỀU