Những đứa trẻ bị "bỏ quên" trong đại dịch: Tụi nhỏ rất kiên cường, chúng xứng đáng có một gia đình hạnh phúc

Tất cả các bé đều có ba, có mẹ đầy đủ, nhưng không ai đến đón các em. Chúng tôi đã cố gắng liên lạc bằng nhiều cách nhưng bất thành, chỉ chờ có phép màu nào đó xảy ra”, bác sĩ Nguyễn Trần Thị Huyền Dung, Trưởng khoa Bệnh lý Sơ sinh, BV Nhân dân Gia Định (TP.HCM) cho biết.

Em út Jie cười sảng khoái sau khi bú hết một bình sữa

Các bé lớn nhanh, quần áo sơ sinh tại bệnh viện không mặc vừa nữa, chị Thuý và các điều dưỡng khác phải ra ngoài mua thêm quần áo mới cho các bé. Chị Thuý vừa cho bé bú bình vừa nói: “Mắt bé này đẹp lắm nha, lông mi dài nữa, lớn lên sẽ xinh xắn vô cùng”. Bú sữa no, Jie lim dim mắt ngủ, thỉnh thoảng nhoẻn miệng cười đáng yêu. 

 
 
 
 

Với những thiên thần bị "bỏ quên", các điều dưỡng ở đây như những người mẹ thực sự

Theo bác sĩ Nguyễn Trần Thị Huyền Dung, Trưởng khoa Bệnh lý Sơ sinh, Bệnh viện Nhân dân Gia Định, mẹ bé Jie có để lại số điện thoại, tuy nhiên chỉ có 9 số nên không thể liên lạc, suốt thời gian bé ở bệnh viện cũng không thấy người thân đến thăm nom. Nếu không có gia đình đến nhận, bệnh viện phải làm hồ sơ chuyển các em đến cô nhi viện theo đúng quy định của nhà nước. 

“Tất cả các bé đều có ba mẹ đầy đủ chứ không phải trẻ mồ côi, nhưng các em lại bị “bỏ quên”. Chúng tôi mong chờ có phép màu xảy ra, các em xứng đáng có một gia đình hạnh phúc”- bác sĩ Dung cho biết 

Đa phần các trường hợp “quên” con thường xảy ra ở các ba mẹ trẻ tuổi, vì hoàn cảnh gia đình và nhiều lý do khó nói mà họ không đến nhận con. 

 
 

Những thiên thần nhỏ bé xứng đáng có một gia đình hạnh phúc

Khi hỏi về tên khai sinh, chị Dung cho biết khoa sẽ tự đặt tên cho các bé. Dùng họ và tên của mẹ đặt làm họ và chữ lót để sau này khi ba mẹ có tìm con cũng dễ hơn. Mỗi tên đều là một lời nhắn gửi của bác sĩ đến tương lai sau này của các em.

Trẻ em sinh ra là 1 thiên thần nhỏ đến với cuộc sống này, không điều gì hạnh phúc hơn được khôn lớn trong vòng tay yêu thương của ba mẹ ruột. Hi vọng một ngày nào đó họ “nhớ” ra và đi tìm đứa con mà họ đã “bỏ quên”.

Theo luật pháp hiện nay, đối với trường hợp người muốn nhận các bé bị bỏ rơi tại bệnh viện, bệnh viện không có chức năng cho con nuôi.

Điều 56, Bộ luật Dân sự ghi rõ: Người hoặc cơ sở y tế nào phát hiện trẻ sơ sinh bị bỏ rơi phải có trách nhiệm bảo vệ trẻ em đó và báo ngay cho UBND cấp xã hoặc công an cơ sở gần nhất để lập biên bản xác nhận tình trạng trẻ sơ sinh bị bỏ rơi.

UBND cấp xã hoặc cơ quan công an cơ sở nơi có trẻ sơ sinh bị bỏ rơi phải thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng để tìm ba mẹ ruột của trẻ.

Trong thời hạn 30 ngày, kể từ khi phát hiện trẻ sơ sinh bị bỏ rơi, nếu không tìm được cha, mẹ đẻ, thì cá nhân hoặc tổ chức nhận nuôi dưỡng phải khai sinh cho trẻ em đó tại UBND cấp xã nơi lập biên bản.

 

 

Link gốc: http://nhipsongviet.toquoc.vn/nhung-dua-tre-bi-bo-quen-trong-dai-dich-tui-nho-rat-kien-cuong-chung-xung-dang-co-mot-gia-dinh-hanh-phuc-222021241016821812.htm

Theo ttvn.vn

MỚI NHẤT

ĐỌC NHIỀU