Những quan điểm cha mẹ cần giữ vững khi giao con cho ông bà chăm sóc và dạy dỗ

(lamchame.vn) - Dù nhờ cậy ông bà nhưng vấn đề giáo dục con cái vẫn thuộc về trách nhiệm của bố mẹ.

Ảnh minh hoạ

Thay vì chê trách ông bà không làm tốt việc chăm sóc cháu, bố/ mẹ có thể sử dụng chiêu ''lạt mềm buộc chặt'' như mua quà cho ông bà dù không phải dịp lễ Tết, nói lời cảm ơn ông bà đã vất vả chăm cháu. Hoặc cuối tuần đưa trẻ ra ngoài chơi để ông bà có thời gian nghỉ ngơi, nuôi dưỡng sở thích cá nhân của mình.

3. Tạo dựng lòng tin

Khi sống chung một nhà, việc mâu thuẫn giữa hai thế hệ là khó tránh khỏi. Với quan điểm ''trứng không thể khôn hơn vịt'', ông bà luôn cho rằng cách chăm sóc đến dạy dỗ của mình là đúng đắn. Hay nói thẳng ra là ông bà KHÔNG TIN TƯỞNG bố mẹ có thể chăm sóc và dạy trẻ tốt hơn mình.

Do đó, bản thân bố mẹ phải trở nên uy tín trong lòng ông bà. Uy tín ở đây được hiểu là:

- Có thu nhập tốt và đảm bảo điều kiện chăm sóc trẻ cơ bản nhất.

- Đọc sách, học các khóa nuôi dạy trẻ và cho ông bà biết bản thân có đầu tư thời gian, công sức để làm cha mẹ tốt. Hoặc nếu được có thể cho ông/ bà tham gia cùng các lớp học này.

- Đặt ra ranh giới và giữ vững ranh giới về việc nuôi dạy trẻ. Ví dụ như là chỉ nhờ ông bà cho ăn lúc bố mẹ bận hoặc trông trẻ trong khi bố mẹ đi làm. Khi bố mẹ ở nhà thì ông bà nghỉ ngơi hoặc làm việc của mình. Việc dạy trẻ là nhiệm vụ của bố mẹ, đề nghị ông bà không can thiệp vào.

- Nhiều thế hệ ông bà có quan điểm rất cởi mở, tiếp thu cái mới và tôn trọng lối sống cũng như quan điểm dạy cháu của con. Nếu ông bà thuộc tuýp như vậy, nhiệm vụ của bố mẹ là nhẹ nhàng bày tỏ ranh giới, các quy định chăm sóc và dạy trẻ trong gia đình và đề nghị ông bà tuân thủ là được.

MỚI NHẤT

ĐỌC NHIỀU