Theo bác sĩ Hoàng Văn Kết trẻ mắc bệnh tay chân miệng thể nhẹ có biểu hiện loét miệng hoặc phỏng nước tay, chân đơn thuần. Khi nặng hơn, trẻ có các dấu hiệu sốt cao trên 39 độ C; thở nhanh, khó thở; giật mình khi ngủ, lừ đừ, run tay chân, quấy khóc, bứt rứt, nôn; co giật, hôn mê; đi loạng choạng. Vì vậy, các bậc cha mẹ khi thấy con có dấu hiệu của bệnh cần đưa trẻ đến cơ sở y tế để khám và điều trị kịp thời.
Tháng 10 và 11 là thời gian cao điểm về bệnh tay chân miệng nên các phụ huynh cần giữ vệ sinh cho trẻ thông qua các biện pháp đơn giản như: Rửa tay trước và sau khi ăn, sau khi đi vệ sinh; rửa, khử trùng đồ chơi và các đồ vật khác mà bé tiếp xúc; giặt quần áo, ga trải giường trẻ bị tay chân miệng, trẻ cần được cung cấp dinh dưỡng đầy đủ theo tuổi, nếu trẻ còn bú cần tiếp tục cho bú sữa mẹ. Trẻ bị loét miệng, đau miệng nên sẽ khó ăn.
Vì vậy, phụ huynh chọn thực phẩm, thức ăn mềm lỏng, dễ tiêu và giàu dinh dưỡng. Cùng với đó, cho trẻ nghỉ ngơi hoàn toàn, tránh trẻ bị kích thích.