Ăn quá nhiều muối không chỉ ảnh hưởng đến huyết áp mà còn gây tổn thương cho niêm mạc dạ dày. Chế độ ăn nhiều muối trong thời gian dài còn có thể gây ảnh hưởng xấu đến niêm mạc dạ dày, làm tăng nguy cơ mắc các bệnh như viêm dạ dày, loét dạ dày hay thậm chí là ung thư dạ dày.
Ngoài ra, muối cũng tương tác với vi khuẩn Helicobacter Pylori gây viêm loét dạ dày tá tràng, viêm loét dạ dày kéo dài và không được chữa trị có thể làm tăng nguy cơ mắc ung thư dạ dày.
Một nghiên cứu của Nhật Bản cho thấy, những người thường xuyên ăn đồ ăn mặn có nguy cơ ung thư dạ dày cao gấp 2 lần so với những người khác.
Vì vậy, để bảo vệ sức khỏe dạ dày, các chuyên gia khuyến cáo mọi người nên giảm lượng muối tiêu thụ trong chế độ ăn hàng ngày. Theo khuyến nghị của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), chúng ta chỉ nên sử dụng dưới 5 gam muối/ngày. Đồng thời chúng ta cũng nên kiểm soát lượng muối chứa trong các thực phẩm khác như thịt hun khói, xúc xích và các loại đồ ăn được chế biến sẵn khác.
7. Vừa đi vừa ăn
Thói quen vừa đi vừa ăn sẽ khiến cho não bộ bị phân tâm và làm dạ dày bị khó chịu do đồ ăn không được nhai nuốt cẩn thận trong tình trạng di chuyển liên tục.
Nếu như bạn liên tục kéo dài tình trạng này thì nó có thể gây ra hiện tượng đau dạ dày, thậm chí còn khiến bạn nạp thức ăn mất kiểm soát, gây thừa cân, béo phì... ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe của bạn.
8. Đi giày cao gót
Ngoài những thói quen liên quan đến ăn uống, việc bạn thường xuyên đi giày cao gót, mang túi không phù hợp cũng góp phần làm gia tăng bệnh lý xương khớp. Khi đó, bạn phải sử dụng thuốc nhiều hơn và vô tình tác động tới dạ dày gây nên bệnh lý viêm loét dạ dày.
9. Thói quen sử dụng điện thoại
Thực tế, dùng điện thoại quá nhiều không chỉ gây mất ngủ mà còn là yếu tố tác động gây viêm loét dạ dày.