Những thực phẩm bổ dưỡng nhưng là "kẻ thù" của người bị tiểu đường

Một trong những nguyên nhân dẫn đến người mắc bệnh tiểu đường tăng ở mọi lứa tuổi, giới tính là do lối sống ăn uống, sinh hoạt và lười vận động….

Bệnh tiểu đường xảy ra khi các tế bào của cơ thể ít phản ứng với insulin khiến cho tuyến tụy sản sinh ra nhiều hơn và không còn duy trì được mức độ hợp lý.

Bệnh tiểu đường có thể biến chứng thành nhiều loại bệnh nguy hiểm như bệnh tim mạch, tổn thương thần kinh, nhiễm trùng nướu răng, nhiễm trùng da và thậm chí nguy hiểm đến tính mạng.

Các nhà khoa học đã đúc kết những thói quen ăn uống dẫn tới bệnh tiểu đường. Tuy nhiên theo các chuyên gia, nếu kiểm soát tốt đường huyết, kết hợp với chế độ ăn uống hợp lý sẽ giúp ngăn ngừa và cải thiện hiệu quả biến chứng để chung sống hòa bình với căn bệnh này.

Một chế độ ăn uống hợp lý cho bệnh nhân tiểu đường cần hạn chế những thực phẩm sau:

Muối

Cơ thể chúng ta chỉ cần một lượng nhỏ muối là có thể duy trì một sức khỏe tốt, rất hữu ích cho tế bào thần kinh. Việc sử dụng quá nhiều muối sẽ dẫn đến tăng áp lực thẩm thấu trong máu, tăng gánh nặng cho tim và thận, dẫn đến hàng loạt bệnh về huyết áp, tim mạch, thận, xương khớp, ung thư…

Đối với bệnh nhân tiểu đường, việc hạn chế muối ăn càng cần thiết hơn bởi những nguy cơ mắc những bệnh trên càng tăng cao hơn.

Lượng muối thích hợp đưa vào trên bệnh nhân tiểu đường thường dưới 5g/ngày, tốt nhất nên sử dụng muối tự nhiên chứa trong rau củ và trái cây.

Thịt

Ăn quá nhiều protein có thể ảnh hưởng đến lượng đường máu của bạn, đặc biệt nếu đó là protein từ thịt đỏ vì có thể có tác động xấu đến sự nhạy cảm insulin.

Theo nghiên cứu, tăng tiêu thụ thịt đỏ làm tăng nguy cơ bệnh tiểu đường túyp II. Đây cũng không phải là một ý tưởng tồi để hạn chế ăn các loại thịt đỏ để cải thiện sức khỏe tim mạch.

Nước trái cây, trái cây khô

Trái cây khô chứa chất xơ và nhiều chất dinh dưỡng nhưng nó lại có hàm lượng đường tự nhiên rất cao không tốt cho người bệnh tiểu đường. Vì vậy bệnh nhân bị đái tháo đường nên kiêng các loại trái cây khô là tốt nhất.

Ngoài ra, nước trái cây cũng được khuyến cáo nên han chế với người bị tiểu đường vì nếu uống nhiều lượng đường trong máu tăng nhanh chóng.

Ngũ cốc tinh chế

Gạo trắng, mỳ trắng là loại thực phẩm chủ yếu trong chế độ ăn uống hàng ngày. Nhưng đối với những người mắc bệnh tiểu đường, thực phẩm này có thể làm bệnh trầm trọng hơn bởi nó làm cho hàm lượng đường trong máu tăng nhanh hơn. Tuy nhiên, người mắc bệnh tiểu đường có thể ăn gạo lứt và các loại thực phẩm ngũ cốc vì chúng làm giảm dần lượng đường glucose trong máu.

Mật ong

Mật ong là thực phẩm rất tốt cho sức khỏe, nhưng “oái oăm” thay mật ong có chứa đến 40% hàm lượng đường và đường mật ong khiến cơ thể dễ dàng hấp thụ trực tiếp. Cho nên, bệnh nhân tiểu đường càng tránh mật ong càng nhiều càng tốt.

Đồ chứa chất béo

Chất béo cung cấp cho cơ thể nguồn năng lượng cao nhất cho cơ thể. Ăn các đồ ăn chứa nhiều chất béo có thể khiến bạn tăng cân, khó kiểm soát được đường huyết. Vì thế, người bệnh tiểu đường nên kiêng các chất béo bão hòa & cholesterol được tìm thấy trong các thực phẩm nguồn gốc từ động vật như thịt mỡ, phủ tạng động vật, lòng đỏ trứng gà, nội tạng, đồ đông lạnh, pho mát, bơ sữa; thực phẩm có nguồn gốc từ thực vật như sữa dừa, nước cốt dừa, kem….

Theo giadinh.net.vn

MỚI NHẤT

ĐỌC NHIỀU