Tại Afghanistan, Burqa là vật dụng quen thuộc dưới thời Taliban cai trị, che phủ toàn bộ cơ thể người phụ nữ, đôi mắt cũng bị che lại chỉ được nhìn qua một lớp lưới mỏng nặng nề thì người phụ nữ Hồi giáo ở quốc gia khác cũng mặc một bộ trang phục gần giống như vậy. Đó chính là Niqab.
Đây là loại khăn trùm phổ biến ở Pakistan và các quốc gia Ả Rập ở vịnh Ba Tư như Yemen, Kuwait, Qatar... Niqab có điểm giống với Burqa là che đi toàn bộ cơ thể của người phụ nữ, điểm khác biệt duy nhất giữa chúng là Niqab được để lộ đôi mắt, không phải che kín như Burqa.
Thật không khó để nhận ra những người phụ nữ Hồi giáo theo kiểu Niqab trên đường phố khi họ quá khác biệt. Và đôi khi chính sự khác biệt quá nhiều này đã khiến họ trở nên mệt mỏi và gặp nhiều rắc rối. Đôi mắt của họ được nhìn ra thế giới bên ngoài nhưng ẩn sâu trong cửa sổ tâm hồn ấy là nỗi lòng không phải ai cũng thấu hiểu.
Tiến sĩ Ismail, đến từ Úc cho biết, một số phụ nữ duy trì kiểu Niqab vì họ tin đó là nghĩa vụ tôn giáo. Tuy nhiên một số người cảm thấy bị áp lực khi phải che đậy bản thân.
Tiến sĩ Ismail nói rằng, có những ông chồng bắt vợ mình dùng Niqab vì họ không muốn bất kỳ người đàn ông nào được nhìn thấy vợ mình. Theo tiến sĩ, đó là hành vi chiếm hữu. Ismail nói: "Vấn đề không phải là Niqab mà là phụ nữ phải kết hôn với người có tính chiếm hữu và họ cảm thấy bị áp bức".
Phụ nữ Hồi giáo khi sử dụng Niqab có thể phải đối diện với nhiều sự bất tiện khi ra cộng đồng. Nữ tiến sĩ Ismail cho hay, cô từng bị hai người phụ nữ đứng sau lưng chỉ trỏ và coi cô giống như một "căn bệnh" cần tránh xa.
Một người phụ nữ Ả Rập Xê Út đã chia sẻ một số khó khăn khi cô sử dụng Niqab. Khi làm việc trong công ty, một số ông chủ không cho phép phụ nữ dùng Niqab vì điều đó có thể khiến những người xung quanh mất tập trung. Khi mùa hè đến, người phụ nữ này cho biết, thật khó khăn khi đi ra ngoài vì bộ trang phục rất nóng.
Nhiều người phụ nữ Hồi giáo ở phương Tây dù không bị bắt buộc phải sử dụng Niqab nhưng họ vẫn muốn đeo chúng vì niềm tin tôn giáo và đôi khi chỉ là sở thích cá nhân.
Một số người phụ nữ Hồi giáo sử dụng Niqab ở bất kỳ đâu nơi công cộng. Tuy nhiên, họ cũng phải đối mặt với nhiều ánh mắt kỳ thị, định kiến từ người xung quanh.
Sahar al-Faifi đã đeo Niqab từ năm 14 tuổi. Hiện tại cô đang sống ở Anh và làm trong ngành di truyền học. Tuy nhiên cô đang phải chịu sự phân biệt và mỉa mai rất lớn từ cộng đồng. Nhiều người nhìn cô như thể cô giống như một kẻ đánh bom liều chết hay một tên cướp ngân hàng.
Pháp là một trong những quốc gia đầu tiên ra lệnh cấm Niqab và Burqa vào năm 2011 và đã bị phản đối quyết liệt.
Với những người phụ nữ Hồi giáo sau khi kết hôn, việc sử dụng Niqab được coi là một điều tất yếu của cuộc sống. Tuy nhiên nó cũng khiến họ bị cản trở trong việc giao lưu với thế giới bên ngoài vì sự khác biệt trong ăn mặc.
Nhiều người phụ nữ chia sẻ rằng khi sử dụng Niqab ở nơi công cộng họ luôn phải đối mặt với những ánh nhìn dè bỉu hoặc những lời châm chọc xung quanh. Đôi khi vì sử dụng Niqab mà giá trị con người họ cũng bị đánh giá từ đây.
Sự khác biệt luôn tồn tại trong cuộc sống này nhưng không phải ai cũng dễ dàng chấp nhận sống chung với sự khác biệt.
Đôi khi nhiều phụ nữ Hồi giáo buộc phải đứng giữa sự lựa chọn: Niqab hay là không? Bởi vì nhiều lúc họ không thể chống lại những cái nhìn định kiến từ người đời.
Sâu thẳm trong đôi mắt của những người phụ nữ Hồi giáo dùng Niqab luôn chất chứa nhiều bộn bề cảm xúc không phải ai cũng thấu hiểu được.
Việc bỏ hay không bỏ Niqab là vấn đề đau đầu ở nhiều nước phương Tây có người Hồi giáo sinh sống. Nhà nữ quyền Talat Yaqoob cho rằng phụ nữ Hồi giáo phải có quyền lên tiếng trong cuộc thảo luận này vì họ mới là những người thực sự chịu tác động trực tiếp.
Talat Yaqoob nói rằng cô là một phụ nữ tự do và không thích đeo mạng che mặt, mỗi người nên có quyền lựa chọn cách ăn mặc cho chính mình. Cô cũng cảm thấy mệt mỏi bởi những cuộc thảo luận về việc phụ nữ mặc gì, tranh cãi về những thứ diễn ra trên cơ thể phụ nữ.
Nguồn: Tổng hợp
Theo kenh14.vn