Phát hiện và điều trị sớm dính thắng lưỡi ở trẻ

Bệnh dính thắng lưỡi là di tật bẩm sinh rất thường gặp ở trẻ. Nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời, dị tật này sẽ khiến sự phát triển của trẻ bị ảnh hưởng.

 

Làm sao phát hiện trẻ bị dính phanh lưỡi?

Trẻ bú khó, bú chậm, trẻ chậm lên cân. Dị tật này khiến trẻ nuốt khó khăn và hoạt động phát âm không hoàn thiện. Tùy thuộc lứa tuổi và mức độ dính thắng lưỡi nhiều hay ít, biểu hiện của dính thắng lưỡi như sau:

- Thắng lưỡi ngắn, cử động lưỡi bị hạn chế.

- Đầu lưỡi không thè ra ngoài môi được.

- Đầu lưỡi không thể đụng nóc vòm họng.

- Điển hình của dính thắng lưỡi thường gặp là khi trẻ khóc, đầu lưỡi trẻ hình thành trái tim do cử động ra phía trước và sau của lưỡi bị giới hạn.

- Đầu lưỡi khi thè lưỡi thay vì thấy nhọn thì có vẻ phẳng hay vuông.

- Các răng cửa hàm dưới có thể bị nghiêng hoặc giữa hai răng cửa hàm dưới bị hở.

- Trẻ bú khó và phát âm cũng khó khăn.

Khi phát hiện trẻ bị dính thắng lưỡi cha mẹ nên đưa trẻ đến khám chuyên khoa Răng Hàm Mặt tại các bệnh viện có chuyên khoa Nhi để được đánh giá chính xác trẻ mức độ dính thắng lưỡi để xác định có cần phải cắt hay không vì có những trường hợp trẻ bị dính thắng lưỡi ít với dây thắng lưỡi mỏng thì không cần phải can thiệp phẫu thuật. Phân loại mức độ dính thắng lưỡi dựa theo chiều dài thắng đo được từ nơi bám ở sàn miệng đến vị trí bám vào lưỡi:

- Mức độ 1: dính thắng lưỡi nhẹ từ 12 - 16mm.

- Mức độ 2: dính thắng lưỡi trung bình từ 8 - 11mm.

- Mức độ 3: dính thắng lưỡi nặng từ 3 - 7mm.

- Mức độ 4: dính thắng lưỡi hoàn toàn dưới 3mm.

 

Theo Vtv.vn

MỚI NHẤT

ĐỌC NHIỀU