Mang thai 9 tháng 10 ngày đã vất vả, nhưng sự khó khăn chỉ thực sự bắt đầu khi em bé chào đời. Nuôi con từ lúc bé bỏng cho đến lúc con trưởng thành, bố mẹ sẽ phải đối mặt và làm quen với muôn vàn kiến thức mới. Từ việc hút sữa ra sao, vỗ ợ thế nào, cho con ăn bao nhiêu là đủ... cũng là những thử thách đối với các bậc phụ huynh.
Và hot mom Salim cũng không ngoại lệ. Bà xã thiếu gia tập đoàn may mặc vừa khoe những hình ảnh trong cuộc chiến bỉm sữa của mình. Nào là hút sữa ở khắp mọi nơi, cố gắng ăn uống, đọc sách để tìm hiểu thêm kiến thức nuôi dạy con thật tốt. Kết quả là đôi lúc bà mẹ trẻ cũng gặp phải sự cố không mong muốn, đó chính là con trớ hết ra.
Salim đùa vui: ''Mẹ còng lưng hút sữa, cho con bú, kết quả là con trớ. Sau 2 tuần thực chiến thì tôi đã biết muốn nhét nó lại vào bụng là như thế nào''. Thế mới thấy chăm con khó nhọc, mỗi đứa trẻ lại có tính cách và cơ địa không giống nhau nên mẹ bỉm phải tìm hiểu và tự mình trang bị kiến thức tốt nhất cho hành trình làm mẹ.
Bên cạnh đó, ai cũng khen Salim quả là một người mẹ chịu khó khi dành nhiều thời gian cho việc đọc sách, hút sữa và chăm sóc con vô cùng chu đáo. Em bé Pam vừa được 2 tuần nhưng trộm vía kháu khỉnh, đáng yêu và có khuôn mặt giống bố như đúc. Chắc chắn là bố mẹ đã chăm con rất tốt rồi.
Mẹ hút sữa không kể đêm ngày.
Kết quả là... con trớ.
Hiện tượng nôn trớ ở trẻ sơ sinh
Hầu hết các bé sơ sinh thường bị nôn trớ, nhất là ở những tuần đầu sau sinh, những khi bé vừa ăn no hoặc vặn người. Hiện tượng nôn trớ thường tự hết sau mỗi 6 – 24 tiếng mà không cần được điều trị đặc biệt. Thế nên chỉ cần bé khỏe mạnh và tiếp tục tăng cân, mẹ không cần phải quá lo lắng. Tuy nhiên, nôn trớ cũng có thể là dấu hiệu của một bệnh lý nào đó. Vậy nên nếu bé nôn trớ kèm theo những dấu hiệu này, mẹ cần ngay lập tức đưa bé đến bệnh viện để được thăm khám:
- Bé bị đau bụng quằn quại.
- Bụng bé chướng to.
- Bé nôn trớ xong lại rơi vào trạng thái lơ mơ hay bị kích thích tinh thần.
- Bé có hiện tượng co giật.
- Chứng nôn trớ liên tục xảy ra và kéo dài trên 24 tiếng.
- Cơ thể bé có dấu hiệu bị mất nước như khô miệng, ít nước mắt, ít đi tiểu (số lần đi tiểu <6 lần/="">
- Trong bãi nôn trớ của bé thường xuất hiện máu hay màu xanh – vàng.
Cách xử trí khi bé bị nôn trớ
Khi bị nôn trớ, bé sẽ bị mất nước nên mẹ cần giúp bé bổ sung lại lượng chất lỏng này. Dưới đây là những điều mẹ nên làm khi bé bị nôn trớ:
- Khi bé nôn, mẹ nên đỡ bé ngồi dậy để tránh chất nôn sẽ tràn vào khí quản, làm bé bị sặc rất nguy hiểm. Sau khi bé nôn xong, mẹ hãy làm sạch cho bé theo thứ tự miệng trước, họng và mũi sau. Mẹ có thể thấm hết chất nôn trớ trong miệng của trẻ bằng cách hút hoặc quấn khăn gạc vào ngón tay. Làm sạch xong, mẹ nhớ vỗ nhẹ lưng bé để trấn an vì chắc chắn bé nôn xong sẽ rất sợ hãi.
- Mẹ nên chờ cho bé bớt nôn trớ, hãy cho uống một lượng nhỏ nước ấm hoặc dung dịch Oresol, bé bị mất nước nhiều nên sẽ khát, khi đưa nước bé sẽ có khuynh hướng uống nhiều, dễ bị nôn thốc nôn tháo, do đó nên cho uống bằng muỗng nhỏ hoặc từng ngụm một.
- Nếu bé đã ngừng nôn trớ, mẹ hãy cho bé uống một lượng nhỏ nước lọc hoặc nước điện giải sau mỗi 30 – 60 phút.
- Trường hợp bé tiếp tục trớ, mẹ hãy cho bé uống luân phiên 50ml nước oserol/ 50ml nước lọc sau mỗi nửa giờ. Sau đó, khi bé ngừng nôn trớ, mẹ hãy cho bé bú với số lượng tăng dần từ 80 – 100ml sau mỗi 3 – 4 giờ.
- Sau 12 – 24 giờ mà bé không còn nôn, mẹ có thể cho bé ăn uống như bình thường bắt đầu từ những món ăn dễ tiêu hóa như sữa chua, ngũ cốc.
- Giấc ngủ cũng sẽ giúp bé hồi phục, thoải mái hơn nên mẹ hãy cố gắng dỗ bé ngủ.
- Lưu ý rằng mẹ không nên tự ý cho bé dùng bất cứ loại thuốc chống nôn trớ nào khi không được sự chỉ định của bác sĩ.
Link gốc: http://nhipsongviet.toquoc.vn/phu-nhan-thieu-gia-tap-doan-may-mac-vua-sinh-con-duoc-2-tuan-da-muon-nhet-lai-vao-bung-gap-phai-dieu-kinh-hoang-khien-hoi-me-bim-deu-dong-cam-222022184105538201.htm
Theo ttvn.vn