Bài viết này là quan điểm của một chuyên gia cao cấp chuyên bình luận thời sự quốc tế với bút danh BullPiano nổi tiếng Trung Quốc, phân tích về những bài học đáng chú ý từ trường hợp Ấn Độ trong đại dịch Covid-19.
Theo số liệu do Bộ Y tế Ấn Độ công bố ngày 8/5, cả nước có 4.187 trường hợp tử vong mới so với ngày hôm trước, đây là lần đầu tiên kể từ khi dịch bùng phát có số người chết lên tới hơn 4000 người. Tính đến ngày hôm qua, số trường hợp được xác nhận nhiễm Covid-19 trong một ngày đã vượt quá 400.000 trong 3 ngày liên tiếp và hơn 300.000 trong 17 ngày liên tiếp.
Dịch bệnh ở Ấn Độ vẫn đang tiếp tục hoành hành chưa có dấu hiệu dừng lại, thậm chí các chuyên gia còn cảnh báo rằng sẽ có một đợt dịch tiếp theo (thứ ba) sẽ bùng lên trong thời gian tới. Theo số liệu mới nhất, số ca nhiễm được xác nhận đã tăng lên hơn 20 triệu người.
Nhưng thực tế cho chúng ta biết rằng dữ liệu thực ở Ấn Độ còn nhiều hơn thế, theo một số chuyên gia, ít nhất nó có thể được nhân lên 5 lần.
Do đó, mới đây, Hội nghị G7 vừa tổ chức cuộc họp ngoại trưởng tại London và cũng mời Ấn Độ, tuy nhiên, 2 thành viên của phái đoàn Ấn Độ đã được cho là nhiễm Covid-19 nên toàn bộ phái đoàn Ấn Độ đã không tham dự cuộc họp đầy đủ các thành viên, bao gồm Bộ trưởng ngoại giao Ấn Độ, đã phải cách ly tại chỗ.
3 điều không ai ngờ tới đã xảy ra tại Ấn Độ
Thứ nhất, không ngờ là Ấn Độ, chứ không phải Trung Quốc, lại mắc vào thảm kịch này.
Thành thật mà nói, ban đầu nhiều người không nghĩ rằng thảm kịch này lại xảy ra tại Ấn Độ thay vì nghĩ nó chỉ từng xuất hiện ở Trung Quốc. Vũ Hán lúc đầu thật tệ, nhưng không ngờ rằng cuối cùng Trung Quốc lại biến sự nguy hiểm đó chuyển sang cẩn trọng, an toàn hơn. Tiếc rằng, một năm sau, Ấn Độ lại trở thành một địa ngục trần gian ở đời thực như vậy.
Thứ hai, không ai ngờ rằng dịch bệnh ở Ấn Độ lại nghiêm trọng như vậy.
Cần phải nói rằng, chúng ta đã linh cảm rằng dịch bệnh đang hoành hành ở Ấn Độ, dù sao thì điều kiện quốc gia cơ bản cũng có, nhưng không ngờ lại có thể thảm hại đến vậy, nhất là đây là một năm sau khi đại dịch toàn cầu bùng phát, có đủ thời gian và sự chuẩn bị cùng với những cảnh báo sớm, đồng thời Ấn Độ lại là nước sản xuất vắc xin lớn nhất thế giới!
Thứ ba, không ai ngờ rằng dịch bệnh này đã bộc lộ nhiều vấn nạn và ẩn chứa nhiều nguy cơ như vậy ở Ấn Độ.
Vấn đề thói quen vệ sinh, vấn đề dự trữ nguyên liệu, vấn đề cung ứng vắc xin, vấn đề ra quyết định của chính phủ, vấn đề sửa lỗi hệ thống ... có quá nhiều chỗ khiến người ta thở dài, bình thường thì rất tươi sáng, nhưng khi "thủy triều rút đi", mọi thứ dường như là đã lộ ra bản chất của sự thật.
Trong hai năm qua, năm ngoái là đại dịch ở Hoa Kỳ, năm nay là ở Ấn Độ. Chuyện gì đã xảy ra?
7 cảnh báo quan trọng mà mỗi quốc gia đều nên chú ý
1, Không nên đánh giá thấp nguy cơ đột biến virus.
Không cần phải nói, virus cũng đang tăng tốc quá trình phát triển của nó. Nhiều loại đột biến khác nhau ở Vương quốc Anh, Nam Phi và Ấn Độ đã làm tăng sự lây lan ở Ấn Độ.
Virus hiện tại là virus vẫn đang phát triển, và chúng ta phải cảnh giác.
2, Cộng đồng không được bất cẩn trong việc phòng chống dịch.
Chúng ta đã thấy một tin rất đẫm nước mắt rằng một người mẹ Ấn Độ sắp chết mà không có ôxy, và con gái của bà ấy đã hô hấp nhân tạo bất chấp sự an toàn của chính mình. Điều này thật đáng khen ngợi cho tình yêu tuyệt vời, nhưng lại lo lắng vô cùng vì sự thiếu kiến thức trong việc phòng ngừa dịch bệnh.
Hãy nghĩ về chiến dịch chống dịch ở Vũ Hán (TQ) năm ngoái. Tất cả nhân viên y tế đều mặc quần áo bảo hộ toàn thân. Đây là lý do tại sao có hình ảnh người đeo khẩu trang có vết chảy máu đã từng xuất hiện ở Trung Quốc; nhưng ở Ấn Độ, nhiều người không hề dùng quần áo bảo hộ hay thậm chí là khẩu trang. Nhiều người đeo khẩu trang nhưng lại đeo không đúng cách.
3, Việc dự trữ vật tư y tế cần phải thực hiện triệt để trong thực tế thay vì kế hoạch suông
Khi trận dịch ác liệt ập đến, Ấn Độ phát hiện ra rằng họ không có đủ bất kỳ thứ gì, không đủ khẩu trang, không đủ quần áo bảo hộ, không đủ giường bệnh, không đủ nơi hỏa táng, không đủ gỗ hỏa táng ...
Điều quan trọng nhất là không có đủ oxy để cứu sống bệnh nhân.
Vì vậy, thẩm phán New Delhi tức giận kêu gọi thủ tướng Modi nhanh chóng tìm cách giải quyết vấn đề thiếu hụt nguồn nhân lực y tế: "Đi xin! Đi vay! Đi nhập khẩu!..."
Dịch bệnh kinh khủng, nhưng kinh hoàng nhất là việc chạy chữa. Theo thực tế ở nhiều nước, chỉ cần có đủ giường bệnh, đủ vật tư y tế và đủ máy thở, nhiều người luôn có thể được cứu sống ngay cả khi họ bị ốm nặng. Nhưng Ấn Độ đang thiếu tất cả mọi thứ.
Đã hơn một năm kể từ khi đại dịch Covid-19 bùng phát trên toàn cầu, chúng ta không thể không đề phòng, nếu không có đủ nguồn nguyên vật liệu dự trữ, chúng ta sẽ lâm vào cảnh thiếu thốn!
4, Quân đội không nên hành động quá chậm.
Vào đêm giao thừa một năm trước, Vũ Hán đã làm cho hầu hết mọi người Trung Quốc cảm động. Chính những người lính đã từ bỏ bữa tối giao thừa, nhanh chóng tập hợp và hành quân về phía Vũ Hán để cứu trợ khẩn cấp cho người dân.
Nếu không có sự ủng hộ của mọi miền đất nước và sự tận tụy của lực lượng quân đội thì trận dịch ở Vũ Hán không thể thắng nhanh như vậy.
Trước những thảm họa lớn, quân đội là lực lượng có thể huy động nhanh chóng nhất, đồng thời cũng là chìa khóa giúp đảo ngược tình thế nhiều nhất. Vì vậy, ở Trung Quốc, dù là chiến đấu với thiên tai, hỏa hoạn hay chống dịch, đằng sau một thảm họa lớn, người xông lên đầu tiên thường là các chiến sĩ.
Nhưng quân đội của Ấn Độ ở đâu trong cuộc chiến chống lại dịch bệnh?
5, Tiêm chủng phải được tăng tốc và nhanh chóng nhất có thể.
Vũ khí mạnh nhất để chống lại bệnh dịch là gì? Không còn nghi ngờ gì nữa, đó là vắc xin.
Ấn Độ thực sự có nền tảng rất tốt và được coi là nước sản xuất vắc xin lớn nhất thế giới. Trước khi bùng phát, nước này cũng đã chuyển một lượng lớn vắc xin cho các nước láng giềng, đến nỗi BBC còn đề cập đến chính sách ngoại giao vắc xin của Ấn Độ, đến mức báo chí Ấn Độ ca ngợi Thủ tướng Modi là "bậc thầy vắc xin" ...
Nhưng tỷ lệ tiêm chủng tại nước này trên thực tế lại quá thấp, không thể giúp được gì, và không thể xây dựng được tuyến phòng thủ thực sự. Giống như "một ván bài tốt, nhưng lại chơi kém".
Dù ở quốc gia nào thì đây cũng là cuộc chạy đua với thời gian, tiêm chủng phải đẩy nhanh tiến độ càng sớm càng tốt.
6, Chính phủ không thể không có ý thức cảnh giác, lo lắng.
Ở một mức độ nào đó, Ấn Độ đã làm rất tốt công tác phòng chống dịch trong năm ngoái. Khi đó, Modi bất ngờ ra lệnh phong tỏa toàn quốc, cho rằng đây là cách duy nhất để cứu Ấn Độ, tuy gây ra hỗn loạn quốc gia nhưng phần nào ngăn chặn được sự lây lan nhanh chóng của đại dịch.
Nhưng sợ nhất là sau một thời gian dài không có cảm giác lo lắng, cảnh giác, hậu quả là "đem ếch ngâm trong nước ấm".
Ấn Độ lúc đó cho rằng đã (chống dịch) thành công rồi. Theo lời của BBC:
Vào cuối năm 2020, các quan chức từ Ngân hàng Trung ương Ấn Độ thông báo rằng Ấn Độ đã đảo ngược đường cong dịch bệnh. Tình hình có vẻ rất khả quan ... Tình hình tiến triển tốt kể từ cuối năm ngoái. Các chính trị gia, nhà hoạch định chính sách và một số phương tiện truyền thông đều tin rằng Ấn Độ đã thực sự thoát khỏi nguy cơ (dịch bệnh).
Vì thế nên là, những bức ảnh nhảy múa, những con ngựa chạy, những người Ấn Độ chen chúc trong Lễ hội ven sông Hằng, các cuộc bầu cử địa phương được tổ chức như thường lệ, và nhiều người không còn đeo khẩu trang, như thể bệnh dịch đã thực sự biến mất ở Ấn Độ.
Không thể ngờ, những gì tiếp theo là một thảm họa, tất cả những gì gọi là thành công đều tan biến...
Sơ suất đau đớn nhất năm nay, không phải chỉ riêng Ấn Độ.
7, Nền tảng quốc gia không thể không có khả năng giải quyết khủng hoảng.
Nếu chính phủ Ấn Độ không lơ là, nếu ý thức của người dân về an toàn phòng chống dịch bệnh cao và nếu vắc xin cũng đầy đủ, liệu Ấn Độ có thể tránh được cuộc khủng hoảng này?
Nhưng thật không may, không có chữ nếu trong xã hội thực.
Dịch bệnh có thể không đến nỗi bi thảm, nhưng chắc chắn không thể tránh khỏi.
Bởi vì điều này đòi hỏi sự can đảm ra quyết định và thực hiện mạnh mẽ. Từ việc tìm kiếm bệnh nhân đến ngay lập tức truy tìm nguồn gốc, và sau đó cách ly ngay lập tức, bao gồm việc cung cấp các vật liệu khác nhau trong thời gian khóa cửa, tương tự như việc xây dựng nhanh chóng Bệnh viện Lôi Thần Sơn, Hỏa Thần Sơn và Bệnh viện Phương Thương ở Vũ Hán năm ngoái, điều này đòi hỏi một tổ chức cơ sở mạnh mẽ và thực hiện ngay lập tức và được cả nước hỗ trợ và ủng hộ.
Ở thời điểm này, không nước nào có thể dám nói rằng mình có thể làm tốt hơn Trung Quốc.
Tiến sĩ Fauci đến từ Hoa Kỳ đề nghị rằng Ấn Độ có thể học hỏi kinh nghiệm của Trung Quốc. Ông ấy có một câu nói ban đầu như thế này:
Tôi nghĩ bạn cần - bạn có thể nhớ những gì người Trung Quốc đã làm khi khủng hoảng xảy ra. Thực tế, họ đã xây dựng những phòng cấp cứu này trong vài ngày đến vài tuần để làm bệnh viện chăm sóc người dân. Đây là một thành tích khiến mọi người phải kinh ngạc.
Cuối cùng, chúng ta hãy thở dài.
Tôi đột nhiên nhìn thấy một bài báo trên "New York Times" một năm trước. Khi tôi tweet, tôi cũng chọn được đoạn này:
Mọi người đều có virus. Tại sao một số người bị bệnh trong khi những người khác vẫn an toàn? Điều này là do những người khác nhau có khả năng miễn dịch kháng virus khác nhau. Mầm mống của cuộc khủng hoảng tồn tại ở bất kỳ quốc gia nào. Điều này là do các quốc gia khác nhau và các hệ thống khác nhau có khả năng khác nhau để giải quyết và ứng phó với các cuộc khủng hoảng.
Nhưng bài báo được xuất bản vào ngày 11 tháng 2 năm 2020, đó là thời điểm cấp bách nhất ở Vũ Hán. Tất cả những ai có con mắt sáng suốt đều biết New York Times đã nói gì vào thời điểm đó. Nhưng đọc lại một năm sau đó lại là một câu chuyện hoàn toàn khác.
Mình rất xúc động đăng ảnh chụp màn hình lên mạng xã hội, vừa đọc lại thấy có hơn chục nghìn chia sẻ (share), có lượt đọc gần 10 triệu. Nhiều bạn để lại lời nhắn đầy xúc động: "Thời báo New York" vẫn rất khách quan trong đánh giá này.
Trong năm vừa qua, thật là khó khăn đối với người dân Trung Quốc!
*Bài viết thể hiện quan điểm của tác giả gốc, tiêu đề do Tòa soạn đặt.
*Theo New IFeng, Sina
Link gốc: https://doanhnghieptiepthi.vn/sau-nhung-gian-thieu-ruc-do-vi-covid-19-o-an-do-3-dieu-khong-ai-ngo-toi-va-7-canh-bao-sau-sac-161210905063550416.htm
Theo ttvn.vn