Làm thế nào để xử lý lớp bọt khí đúng cách?
1. Bọt từ các loại thịt hầm
Hầu hết bọt được tạo ra từ các loại thịt hầm ngay sau khi được đun sôi là do phần máu thừa, cặn và protein trong thịt sau khi biến dạng ở nhiệt độ cao. Phần bọt này có mùi tanh, nếu không vớt sẽ làm ảnh hưởng đến hình thức lẫn mùi vị của món ăn. Thế nên chị em hãy dùng muỗng hớt bỏ lớp bọt đầu đi nhé, còn các lớp bọt sau có thể giữ lại được.
2. Bọt trong sữa đậu nành
Khi chế biến sữa đậu nành, lớp bọt khí này sẽ được tạo ra rất nhiều do hàm lượng saponin dồi dào trong đậu nành. Thế nên, tuyệt đối không nên vớt chúng ra bởi lớp bọt này rất tốt cho sức khỏe. Nếu chị em không thích thì có thể thử giảm nhiệt độ nấu xuống, hoặc thêm vài giọt dầu ăn vào sữa rồi nấu tiếp sẽ làm giảm lượng bọt đi đáng kể.
3. Bọt khi rót bia
Nhiều người hay sợ rằng lớp bọt bia giàu purine sẽ làm gia tăng sự sản xuất axit uric gây hại cho sức khỏe. Tuy nhiên, điều này là không đúng. Bởi bọt bia được tạo ra bởi protein có trong bia lên men, được hình thành từ carbon dioxide trong bia. Ngoài ra, bản thân bia là một loại thực phẩm có hàm lượng purine thấp. Thế nên, hãy kệ chúng và tận hưởng ly bia tươi mát lạnh bên người thân nhé.
Theo Aboluowang