Sự xâm lăng của cá chép - cuộc chiến tỷ đô của nước Mỹ chống sinh vật ngoại lai tàn phá hệ sinh thái và bài học nhãn tiền nếu để tôm hùm đất du nhập

Ít ai biết rằng, từng có một thời các nhà chức trách của nước Mỹ phải tìm mọi cách để ngăn chặn sự tấn công của loài cá chép châu Á trong hệ thống sông, hồ và kênh rạch trọng yếu của họ.

Tôm hùm đất, tôm hùm baby, crawfish... tất cả những tên gọi này đều là chỉ một loại tôm nước ngọt có càng, nguồn gốc từ châu Mỹ, và xuất hiện ở một số châu lục khác. Thời gian gần đây, tôm hùm đất là loại tôm đang được nhiều người Việt Nam ưa chuộng, thời gian trước giá trị của nó thậm chí còn lên tới cả triệu đồng một kg. Cũng vì sự "hot" của nó mà chị em đổ xô đi mua về ăn thử cho biết.

Thế nhưng, ngày Bộ Nông Nghiệp và Phát triển Nông thôn đã gửi công văn hoả tốc yêu cầu các cơ quan chức năng tăng cường kiểm soát loài tôm hùm này. Công văn hỏa tốc nêu rõ, qua các phương tiện thông tin đại chúng, trong thời gian gần đây có tình trạng tôm càng đỏ, cherax quadricarinatus (còn gọi là tôm hùm đất) được đưa vào Việt Nam để tiêu thụ làm thực phẩm tại một số địa phương. Theo Bộ NN-PTNT, đây là loài thuỷ sinh có nguồn gốc ngoại lai, ăn tạp, sống bò dưới đáy, ưa đào hang, hoạt động về đêm, có sức chống chịu và thích nghi cao. Loài tôm càng đỏ này không có tên trong Danh mục loài thuỷ sản được phép kinh doanh tại Việt Nam và được xác định là sinh vật ngoại lai xâm hại. Theo đó, việc kinh doanh, tiêu thụ loài tôm này là vi phạm quy định của pháp luật về đa dạng sinh học và thuỷ sản.

Tôm hùm đất chế biến lên rất đẹp mắt, được rao bán sống rầm rộ trên mạng.

Lúc này, nhiều người mới thực sự ngỡ ngàng bởi hóa ra lâu nay loài tôm có lúc giá trị lên tới cả triệu đồng một kg thực chất lại mang hiểm họa khôn lường đến vậy. Nếu không có biện pháp ngăn chặn kịp thời thì không ai đoán trước được tương lai sẽ xảy ra chuyện gì. 

Chẳng hạn trường hợp của nước Mỹ từng phải đối mặt với loài cá chép châu Á, tưởng đơn giản mà không giản đơn chút nào.

Asian carp - cá chép Á Đông hay còn gọi là cá chép châu Á - là tên gọi thông dụng trong tiếng Anh chỉ về các loài cá chép phổ biến sinh sống và được nuôi nhiều ở các vùng thuộc châu Á như Trung Quốc, Nhật Bản... Chúng là một nguồn thực phẩm thông dụng trong bữa ăn hàng ngày của nhiều người châu Á nên được nuôi với sản lượng lớn nhất thế giới. Bên cạnh đó, hình tượng cá chép còn đi vào văn hóa của các nước Á Đông với tư cách là một biểu tượng cho sự thịnh vượng, may mắn.

Hình ảnh một số giống cá chép (Cá chép đầu to, cá trắm cỏ - thuộc họ cá chép, cá chép đen, cá chép bạc).

Ấy vậy mà chỉ vài năm trước, chúng đã trở thành "cơn ác mộng kinh hoàng" đối với người dân Mỹ và Canada. Đến nỗi mà các nhà chức trách phải mất ăn mất ngủ đi tìm giải pháp để ngăn chặn sự quấy phá nhưng con sông, hồ lớn của họ. 

Hành trình đến Bắc Mỹ và Canada của cá chép châu Á

Người Mỹ đưa cá chép châu Á vào những ao, đầm ở miền nam trong những năm 70. Họ dùng cá chép để làm sạch ao nuôi cá tra, giúp chúng khỏe mạnh hơn. Tuy nhiên, sáng kiến "xanh" này trở nên phản tác dụng khi cá chép thoát ra ngoài môi trường, đe dọa cuộc sống của các sinh vật thủy sinh địa phương.

Năm 1970, cá chép châu Á được giới thiệu đến Bắc Mỹ thông qua các trang trại nuôi cá ở miền Nam nước Mỹ. Cá chép có thói quen ăn lọc (một kiểu ăn của động vật bằng cách ăn các loại thức ăn thông qua việc lọc các hạt vật chất và thực phẩm trôi nổi từ nước, thường bằng cách há miệng thật lớn). Đây được xem là đặc điểm lý tưởng để giữ cho nước trong các trang trại của họ được sạch sẽ. Thế nhưng, người tính không bằng trời tính, sau trận lũ lụt, 2 loài cá chép - đầu to và bạc, đã theo nước tràn ra ngoài và bắt đầu xây ngôi nhà mới của chúng ở lưu vực sông Mississippi. Thời điểm đó, cá chép cũng được người dân đánh bắt làm thực phẩm.

Cá chép có thói quen ăn lọc (một kiểu ăn của động vật bằng cách ăn các loại thức ăn thông qua việc lọc các hạt vật chất và thực phẩm trôi nổi từ nước, thường bằng cách há miệng thật lớn).

Năm 1994, một trận lũ lụt ở bang Illinois cho thấy cá chép châu Á đã di cư xa đến ngỡ ngàng. Khi mực nước rút, người ta nhận thấy phần lớn cá chết trên bờ là cá chép châu Á. Chúng nhiều hơn các loài cá địa phương gấp 9 lần.

Năm 2002, các nhà chức trách Mỹ đã phải làm hàng rào điện tử đầu tiên để ngăn chặn sự lây lan của các loài xâm lấn vào hồ Michigan. Hai hàng rào nữa đã được bổ sung vào năm 2009 và 2011.

Năm 2003-2004, Mỹ và Canada đã hợp tác nghiên cứu các chiến lược để ngăn chặn cá chép châu Á xâm nhập vào hồ Michigan. Một nghiên cứu về Thủy sản và Đại dương Canada cho thấy nguy cơ cao cá chép châu Á xâm lấn vào Ngũ Đại Hồ (5 hồ lớn nằm trên hoặc gần biên giới Canada - Mỹ).

Năm 2005, tỉnh Ontario nghiêm cấm nuôi các loài xâm lấn, bao gồm cả cá chép châu Á, nhưng vẫn tiếp tục cho phép nhập khẩu cá chép chết vào tỉnh.

Bản đồ cho thấy mức độ phân bố của cá chép.

Năm 2008, Canada đã phải tiến hành một "cuộc trấn giữ biên giới" nghiêm ngặt đối với các chuyến hàng nhập khẩu cá chép châu Á còn sống bằng đường bộ và đường hàng không.

Năm 2009, DNA cá chép châu Á được tìm thấy cách hồ Michigan 10km. Điều này nhắn gửi một cảnh báo tới các nhà chức trách rằng loài cá này đã tới gần với vùng hồ này hơn họ tưởng.

Năm 2010, tỉnh British Columbia cấm sở hữu và bán cá chép châu Á. Sau đó, tại Ottawa, Bộ trưởng Bộ Thủy sản Gail Shea công bố một nghiên cứu tốn khoảng 400.000 USD để xác định nơi cá chép bạc và các chép đầu to có thể xâm nhập vào Ngũ Đại Hồ.

Nỗi lo đến "mất ăn mất ngủ" của giới chức Mỹ

Đối với nhiều người Mỹ, chép là loài "quái vật" đích thực vì kích thước cơ thể chúng có thể đạt chiều dài tới hơn 100cm. Chúng sẽ ồ ạt lao khỏi mặt nước khi mỗi khi nghe thấy tiếng động cơ thuyền.

Năm 2014, Liên đoàn Động vật hoang dã quốc gia, tổ chức bảo tồn lớn nhất của Mỹ, phải đưa ra cảnh báo: "Những con cá chép châu Á ở dưới nước bất ngờ lao lên, đâm vào thuyền, khiến những con sông trở nên quá nguy hiểm đối với người dân". Đến nỗi mà, Trạm Khảo sát lịch sử tự nhiên Illinois đã phải bọc lưới xung quanh bánh lái và hệ thống điều khiển của các tàu nghiên cứu để phòng ngừa cuộc tấn công của loài cá chép châu Á.

Đối với nhiều người Mỹ, chép là loài "quái vật" đích thực vì kích thước cơ thể chúng có thể đạt chiều dài tới hơn 100cm. Chúng sẽ ồ ạt lao khỏi mặt nước khi mỗi khi nghe thấy tiếng động cơ thuyền.

Michael Beecham, một nhà hoạt động môi trường, phát biểu trong cuộc họp với quân đội Mỹ về lần chạm trán với loài cá chép châu Á: "Tôi xuống sông và những con cá lao vào mặt tôi. Chúng là kẻ thù lớn đối với các loài sinh vật sống trong môi trường tự nhiên của chúng ta".

Theo các nhà nghiên cứu, cá chép châu Á ăn hết tới 1/5 lượng sinh vật phù du ở Ngũ Đại Hồ. Người ta lo ngại chúng có thể đe dọa ngành công nghiệp đánh cá và du lịch trị giá 4 tỷ USD/năm ở Ngũ Đại Hồ. Nhằm ngăn chặn sự lây lan của cá chép, người Mỹ đã dựng rào nhằm tách sông Mississippi và 5 hồ lớn. Hệ thống rào điện ngăn cá chép châu Á di cư từ nơi này tới nơi khác. 

Chính quyền bang Chicago còn đề xuất ý tưởng biến cá chép thành thực phẩm, giúp giảm thiểu số lượng của chúng. Thế nhưng, có phải ai cũng thích ăn cá chép đâu...

Các giải pháp tiền tỷ được đưa ra nhưng đâu lại vào đấy

Cũng trong năm 2014, chính quyền thành phố Chicago đã phải xem xét phương án đóng cửa hệ thống kênh rạch thành phố để ngăn đường vào hồ Michigan của cá chép châu Á. Biện pháp này có thể tiêu tốn tới 18 tỷ USD và gây ảnh hưởng đến nền kinh tế thành phố.

Các phương án khác tiết kiệm hơn cũng được xem xét đến, chẳng hạn như sản xuất bánh kẹp thịt cá chép để xóa bỏ giống cá này.

Công binh lục quân Hoa Kỳ - đơn vị được Quốc hội và Nhà Trắng giao trách nhiệm đưa ra các biện pháp kỹ thuật để đương đầu với đàn cá chép - đã đưa ra nhiều biện pháp, trong đó có khả năng chặn nhiều phần của hệ thống kênh mương Chicago. Phương án này sẽ tốn 25 năm để hoàn thành. Đại tá Frederick Drummond cho biết ngoài tác động về mặt kinh tế, vấn đề này còn ảnh hưởng xấu tới tâm lý con người. 

Ông Roger Germann, chuyên viên tại bể thủy sinh Shedd Aquarium ở Chicago cho rằng cá chép châu Á không chỉ là vấn đề đối với Mỹ và Canada, mà đây là chủ đề cần được cộng đồng quốc tế quan tâm. Ông nói: "20% nước ngọt trên toàn thế giới có xuất phát từ Ngũ Đại Hồ. Đứng trên phương diện kinh tế, điều này sẽ ảnh hưởng tới công tác vận tải có liên quan tới Anh Quốc và các nước khác trên thế giới, vì chi phí vận chuyển hàng hóa sẽ tăng lên".

Với chiều dài thường từ 50-90cm, có thể nặng hơn 50kg, cá chép châu Á tiêu tốn lượng thức ăn lớn bao gồm cả các loài thủy sinh khác.

Illinois và các bang lân cận cũng đã phải bắt tay vào vạch ra các phương án. Mọi người cho rằng đàn cá đang sinh sôi nảy nở cực nhanh, và nếu không ra tay kịp thời thì việc chúng biến Ngũ Đại Hồ thành nơi cư trú chỉ còn là vấn đề thời gian.

Với chiều dài thường từ 50-90cm, có thể nặng hơn 50kg, cá chép châu Á tiêu tốn lượng thức ăn lớn bao gồm cả các loài thủy sinh khác. Chúng đã tiêu diệt nhiều giống cá địa phương trên đường di chuyển, phá hủy hệ sinh thái nơi nó sống. Mỗi con cá chép châu Á có thể đẻ đến 2 triệu trứng cho một lần sinh sản, nên loài cá này phát triển rất nhanh, thành những đàn lớn hàng trăm con...

(Tổng hợp)

Theo afamily.vn

MỚI NHẤT

ĐỌC NHIỀU