Tại sao nam giới mắc Covid-19 có nguy cơ tử vong cao gần gấp đôi phụ nữ? Chuyên gia lý giải

Một cuộc khảo sát toàn diện vừa được công bố trên tạp chí Science đã chỉ ra rằng, nguy cơ tử vong ở nam giới mắc Covid-19 cao gấp 1,7 lần so với nữ giới. Đây là nguyên nhân.

Các chuyên gia cho rằng, do khác biệt về nhiễm sắc thể nên bệnh nhân nam mắc Covid-19 có nguy cơ tử vong cao hơn đáng kể so với phụ nữ.

Điều gì đã gây ra sự khác biệt về ctỉ lệ tử vong của các giới khác nhau?

Điều này liên quan đến nhiều yếu tố khác nhau.

Ví dụ, tỷ lệ mắc các bệnh mãn tính như bệnh tim, tiểu đường và béo phì ở nam giới cao hơn đáng kể so với phụ nữ. Đây là những yếu tố nguy cơ cao gây ra bệnh nặng sau khi bị nhiễm trùng. Một số công việc đòi hỏi nhiều lao động chủ yếu là nam giới cũng làm tăng nguy cơ nhiễm trùng và bệnh nặng hơn.

Chuyên gia Takehiro Takahashi, giáo sư miễn dịch học tại Trường Y Đại học Yale, Hoa Kỳ chỉ ra rằng, ngoài sự khác biệt về giới tính, các bệnh (nền) tiềm ẩn và vai trò xã hội, hệ thống phản ứng miễn dịch của nam giới cũng yếu hơn phụ nữ.

Do đó, họ có nhiều khả năng bị bệnh nặng khi đối mặt với một đợt nhiễm Covid-19. Có nhiều mầm bệnh trong tự nhiên có thể gây ra những hậu quả bệnh tật khác nhau cho những người khác nhau, nhưng phản ứng miễn dịch của nam giới thường yếu hơn, bao gồm virus viêm gan B, HIV,… và nam giới dễ mắc bệnh hơn nữ giới.

Đồng thời, phản ứng miễn dịch của phụ nữ với vắc xin thường mạnh hơn nam giới. Tất nhiên, phản ứng miễn dịch của phụ nữ mạnh hơn cũng khiến họ dễ mắc các bệnh tự miễn hơn nam giới.

Sự khác biệt giữa phản ứng miễn dịch của nam và nữ là gì?

Chuyên gia Takehiro giải thích rằng, sau khi hệ thống miễn dịch của con người nhận ra tín hiệu sao chép của vi rút trong cơ thể, nó sẽ khởi động hai chương trình miễn dịch chống vi rút.

Đầu tiên là chương trình bảo vệ tế bào kháng vi rút qua trung gian interferon để hạn chế sự sao chép và lây lan của vi rút.

Thứ hai là sản xuất cytokine và chemokine để thúc đẩy hoạt động của các tế bào miễn dịch như bạch cầu đơn nhân và bạch cầu trung tính, thực bào và loại bỏ tế bào bị nhiễm bệnh.

Trong giai đoạn đầu của nhiễm vi rút, nồng độ các cytokine và chemokine miễn dịch bẩm sinh trong huyết tương của bệnh nhân nam tăng lên, trong khi nồng độ interferon huyết tương ở nữ cao hơn trong suốt quá trình diễn tiến của bệnh.

Một báo cáo nghiên cứu trên những bệnh nhân nặng cho thấy, một số bệnh nhân có tự kháng thể ức chế hoạt động của interferon. 94% bệnh nhân này là nam giới cao tuổi.

Bệnh nhân nữ lớn tuổi có tế bào T hoạt hóa cao trong giai đoạn đầu của nhiễm trùng, trong khi khả năng hoạt hóa tế bào T của nam giới giảm đáng kể theo tuổi.

Nam giới có khả năng hoạt hóa tế bào T kém có xu hướng bị bệnh nặng sau khi bị nhiễm trùng, trong khi nữ giới không bị ảnh hưởng.

Chuyên gia Takehiro phân tích rằng, về cơ bản, sự khác biệt giữa nam và nữ đến từ một cặp nhiễm sắc thể giới tính: nữ là XX, nam là XY và một số lượng lớn các gen quan trọng liên quan đến miễn dịch được mã hóa trên nhiễm sắc thể X, chẳng hạn như có thể tạo ra phản ứng interferon mạnh mẽ.

Vì vậy, khi phụ nữ bị nhiễm mầm bệnh như Covid-19, phản ứng interferon mạnh hơn và hiệu quả bảo vệ tốt hơn.

Giới tính cũng quyết định sự khác biệt về mức độ lão hóa của hệ miễn dịch.

Hệ thống miễn dịch của nam giới tăng tốc độ lão hóa từ độ tuổi 62 đến 64, và số lượng tế bào B miễn dịch suy giảm ở tuổi 65. Lúc này, biểu hiện của gen tiền viêm bẩm sinh tăng lên, biểu hiện của gen liên quan đến miễn dịch thích ứng giảm. Do đó, nam giới cao tuổi dễ bị viêm quá mức và đáp ứng miễn dịch thích ứng kém.

Trong khi đó, tốc độ lão hóa của hệ thống miễn dịch của phụ nữ chậm hơn nam giới từ 5 đến 6 năm, điều này cũng liên quan đến quy luật phụ nữ ở nhiều quốc gia sống lâu hơn nam giới khoảng 5 năm.

Ngoài ra, Estrogen cũng có tác dụng bảo vệ chống lại Covid-19. Estrogen có thể ảnh hưởng đến hoạt động của men chuyển đổi angiotensin (ACE2), đây là một kênh quan trọng để vi rút lây nhiễm sang tế bào.

Estradiol trong estrogen đã được chứng minh là có khả năng ức chế bạch cầu đơn nhân và đại thực bào sản xuất quá mức các cytokine gây viêm bẩm sinh, làm giảm nguy cơ phản ứng miễn dịch quá mức sau nhiễm trùng.

Mãn kinh là một trong những yếu tố độc lập dẫn đến nguy cơ nhiễm trùng ở phụ nữ, trong khi nguy cơ nhiễm vi rút ở bệnh nhân ung thư tuyến tiền liệt ở nam giảm sau khi điều trị nội tiết, điều này cũng chứng tỏ vai trò của estrogen.

  •  

Một số nghiên cứu về kháng thể huyết tương trong giai đoạn phục hồi đã phát hiện ra rằng nam giới cao tuổi sau khi nhập viện điều trị có xu hướng sản xuất kháng thể cao hơn sau khi hồi phục.

Điều này có thể liên quan đến mức độ nghiêm trọng của bệnh. Không thể vô hiệu hóa vi rút một cách hiệu quả.

Giáo sư Takehiro chỉ ra trong bản báo cáo nghiên cứu rằng, do sự khác biệt đáng kể trong phản ứng miễn dịch của các giới tính khác nhau đối với nhiễm trùng, chúng ta nên phân loại các báo cáo Covid-19 theo giới tính.

Thông qua các phương pháp nghiên cứu như vậy, chúng ta có thể làm rõ hơn cơ chế bệnh sinh của bệnh, hiểu sâu hơn về căn bệnh này, từ đó đưa ra các chiến lược điều trị và phòng ngừa tốt hơn.

Không chỉ Covid-19, mà cả các bệnh truyền nhiễm khác và nghiên cứu vắc xin nên bao gồm giới tính là một trong những cơ sở phân loại quan trọng nhất.

*Theo Science, Health/Sohu

Link gốc: http://toquoc.vn/tai-sao-nam-gioi-mac-covid-19-co-nguy-co-tu-vong-cao-gan-gap-doi-phu-nu-chuyen-gia-ly-giai-8202117210563052.htm

Theo ttvn.vn

MỚI NHẤT

ĐỌC NHIỀU