Với hành vi sai trái đã lặp lại mấy lần, tăng thời gian của hậu quả. Mỗi lần hành vi sai trái xảy ra, tăng số lượng hậu quả. Ðưa ra sự lựa chọn một cách tôn trọng. Giữ giọng nói ôn hòa và kiên định. Ðừng tức giận. Một cách nói ra hậu quả là "Con có thể ___, hay con có thể ___. Con quyết định đi".
Thí dụ: "Con có thể giữ bình tĩnh hay con có thể ra khỏi phòng. Con quyết định đi". Một cách khác có thể nói: "Cô cho con ____nếu con ____"; "Cô cho con chơi với bạn nếu con không đánh bạn"; "Cô cho con ngồi trong lòng cô nếu con ngồi im".
Tôn trọng sự lựa chọn của trẻ. Khi trẻ chọn hay có hành vi tỏ ra sự lựa chọn, bạn nói "Cô thấy con đã chọn" hoặc "Hành động của con tỏ ra con đã chọn". Nói với trẻ khi có thêm cơ hội để chứng tỏ trẻ sẵn sàng hợp tác: "Con có thể thử làm lại".
Nói càng ít càng tốt. Nói nhiều quá có thể làm hỏng kết quả. Nói nhiều quá củng cố mục tiêu hành vi sai trái của trẻ. Nói ít và thực hiện cách đơn giản. Những lúc không có sự lựa chọn, nói rõ ràng là không có sự lựa chọn. Thí dụ, "Mời vào nhà". Nếu trẻ không vào nhà, nói "Con muốn tự vào nhà hay muốn cô giúp con?".
Theo anh Nguyễn Minh Thành, cho tới hiện nay STEP là một trong những cách tiếp cận về Quản lý hành vi được ưa chuộng nhất, với hơn 4 triệu bản (Sách) đã được bán ra trên thế giới. Tuy nhiên, "Trẻ em luôn phát triển mỗi ngày, và bối cảnh xung quanh trẻ cũng vậy (Quan điểm từ Dynamic Contextualism), vì vậy, sẽ không thể nào có một công thức đúng cho mọi trường hợp. Chưa kể, có rất nhiều biến số khác nữa trong đời sống thực có thể ảnh hưởng lên hành vi của trẻ mà chúng ta chưa biết. Cho nên, quan trọng là chúng ta phải thấu hiểu: Tại sao trẻ lại hành động như vậy? Sau đó, mới tính đến những hỗ trợ lâu dài được", anh Thành chia sẻ thêm.