Nhớ lại khoảng thời gian điều trị COVID-19 tại bệnh viện, anh Phạm Quyết Thắng (30 tuổi, tại TP HCM) vẫn chưa thôi giật mình. Khi phát hiện bản thân mắc COVID-19, Thắng rất hoang mang, lo lắng, thậm chí là sợ hãi.
Anh cho biết ngày 10/7, trong một lần đi thu tiền phòng trọ cho gia đình, anh quên đeo khẩu trang và tiếp xúc với người nhiễm bệnh khoảng nửa phút rồi rời đi. 3 ngày sau anh bắt đầu xuất hiện tình trạng sốt cao, đau đầu và ngủ li bì.
"Thường ngày, khi ra đường, tôi đều đeo khẩu trang, tuân thủ quy tắc 5K. Thế nhưng hôm ấy, tôi lại chủ quan, không chú ý phòng bệnh vì nghĩ rằng toàn những người thân quen. Vì người tôi tiếp xúc không biết bản thân nhiễm COVID-19 nên tôi cũng không ngờ mình bị lây bệnh.
Nghĩ mình chỉ bị cảm lạnh vì hay nằm gần quạt, tôi không thông báo với nhân viên y tế mà uống 1 viên Panadol để hạ sốt. Hôm sau, tôi đỡ sốt nhưng đầu vẫn còn đau, hai mắt nóng như 2 hòn than", anh Thắng kể.
Sau đó anh tra thông tin trên mạng, thấy những triệu chứng giống cảm cúm thông thường nên yên tâm và uống 1 viên Panadol rồi ngủ tiếp.
Sau khi xác định là dương tính, anh Thắng được chuyển vào bệnh viện điều trị ngay lập tức.
Ngày 16/7, anh Thắng bàng hoàng khi được nhân viên y tế phường gọi điện thông báo dãy trọ của gia đình có người dương tính với SARS-CoV-2. Lúc ấy anh Thắng mới xác định bản thân đã nhiễm COVID-19 chứ không phải cảm cúm thông thường.
"Nghe thông báo, tôi hoang mang tột độ, thậm chí nghĩ đến việc mình sẽ chết. Tôi vội vội vàng vàng đến bệnh viện, tiến hành xét nghiệm và nhận kết quả dương tính. Sau đó tôi được đưa vào khu cách ly tạm thời để điều trị bệnh", anh Thắng kể.
Hành trình những ngày điều trị bệnh trong bệnh viện là nỗi kinh hoàng của anh. Anh kể, bốn ngày sau đó, bệnh trở nặng, anh không chỉ sốt mà còn ho, đau rát họng. Anh nói, cổ họng đau đến nỗi việc ăn uống cũng trở thành cực hình. Khi nuốt bất cứ thứ gì, anh luôn có cảm giác cổ họng như bị gai nhọn đâm.
Khi anh không còn cảm nhận được mùi vị, anh nhai ổ bánh mì, ăn hộp cơm mà không biết đang ăn gì. Ăn ớt, thoa dầu vào mũi cũng không thấy mùi vị.
Bác sĩ đo nồng độ SpO2 cho anh và thấy ở mức 95, ngưỡng bình thường. Do đó, anh được chuyển đến Bệnh viện Đa khoa khu vực Hóc Môn (TP.HCM) điều trị.
"Đây là những ngày tôi chiến đấu với COVID-19 để giành giật lại sự sống. Từ ngày 19, 20, 21/7, cảm giác khó thở, tức ngực bắt đầu xuất hiện. Khi ngủ, tôi liên tục bị giật mình thức giấc vì không thở được. Mỗi khi hít thật sâu, tôi lại có cảm giác đau tức ngực. Tôi sợ lắm vì chỉ cần ngủ một chút là khó thở. Tôi uống mật ong gừng để giảm đau họng. Mỗi ngày, bác sĩ phát cho tôi 1 viên Vitamin C để uống. Đặc biệt, khi chứng kiến những bệnh nhân có tuổi chuyển nặng và có người gục ngã, tôi càng thêm lo lắng", anh Thắng kể.
"Thế rồi giữa những phút giây tưởng chừng tuyệt vọng, tôi nhìn thấy ánh sáng từ hình ảnh lạc quan của cụ bà đang được điều trị cùng phòng. Cụ 84 tuổi rồi và cũng là F0 đang được điều trị như tôi. Thế nhưng, cụ không bao giờ tỏ ra mệt mỏi mà lúc nào cũng tươi vui, lạc quan", anh kể thêm".
Những suất cơm hàng ngày anh Thắng được nhận, mặc dù ăn không ngon miệng nhưng anh cố ăn để lấy sức.
Điều này đã truyền cảm hứng cho rất nhiều bệnh nhân trong đó có anh Thắng. Rồi anh thay đổi suy nghĩ, tự vấn bản thân rằng cụ đã 84 tuổi mà vẫn yêu đời, vững tin vượt qua bệnh tật, những người trẻ như mình phải học tập và cố gắng để sớm khỏi bệnh. Từ đó, anh luôn tin vào bản thân, tin vào các y bác sĩ và quyết tâm vượt qua bệnh tật.
Thay vì bi quan, anh Thắng giết thời gian bằng cách xem hài, trò chuyện với các bệnh nhân…Sau đó, mỗi khi khó thở, Thắng cố gắng ngồi dậy, đứng lên, vẫy tay, hít thở để lấy oxy. Anh nghe theo lời bác sĩ cố gắng ăn dù lúc này không hề có cảm giác thèm ăn, mũi, miệng cũng không cảm nhận được mùi vị thức ăn.
Nhiều ngày sau đó, Thắng cảm thấy các triệu chứng giảm dần. Khi ăn cơm, Thắng bắt đầu biết ngon dù mũi vẫn chưa thể nhận biết mùi hương. Để tìm lại khứu giác, mỗi ngày anh đều đưa chai dầu gió vào mũi để ngửi. Cuối cùng, anh cũng cảm nhận được mùi hương dù chỉ ngửi được ở khoảng cách gần.
Ngày 4/8, sau khi đã 3 lần âm tính với SARS-CoV-2, anh Thắng được xuất viện về nhà để tự cách ly 14 ngày. Cầm giấy xuất viện, anh vui mừng như thể vừa vượt qua một trận chiến lớn nhất cuộc đời. Thắng nói anh chiến thắng COVID-19 bởi đã không để mình tuyệt vọng và luôn giữ vững niềm tin.
Anh Thắng chia sẻ: "Bệnh này chưa có thuốc chữa, chỉ có thể dựa vào sức đề kháng của mình thôi. Trong thời gian nhiễm COVID-19 mọi người đừng quá hoang mang, lo lắng, ăn ngủ điều độ, đúng giờ, tăng cường uống nhiều nước, bổ sung Vitamin C, giữ ấm cơ thể, phơi nắng mỗi ngày, khua tay khua chân cho đỡ mệt mỏi".
"Mọi người cũng nên chú ý giữ an toàn, hãy xem mọi người xung quanh đều là F0 để tự phòng tránh. Trường hợp của mình là bài học sâu sắc, chỉ vì phút lơ là mà lãnh hậu quả nặng", anh Thắng cho hay.
[Mời độc giả đặt câu hỏi tọa đàm trực tuyến] AN TOÀN KHI TIÊM VACCINE COVID-19: ĐỘC GIẢ HỎI - CHUYÊN GIA TRẢ LỜI
Đồng hành cùng chương trình tiêm vaccine COVID-19 của chính phủ, chúng tôi đã tổ chức những cuộc tọa đàm trực tuyến nhằm kết nối chuyên gia giải đáp nhiều băn khoăn, thắc mắc của độc giả trong vấn đề tiêm vaccine. Nhận thấy nhu cầu thông tin của độc giả còn rất nhiều, trong đó có rất nhiều băn khoăn cụ thể, chúng tôi tiếp tục làm cầu nối để độc giả có thể gặp gỡ, trao đổi trực tiếp và lắng nghe giải đáp của chuyên gia.
Buổi tọa đàm với chủ đề: AN TOÀN KHI TIÊM VACCINE COVID-19: ĐỘC GIẢ HỎI - CHUYÊN GIA TRẢ LỜI với sự tham gia của TS.BS Nguyễn Huy Luân - Trưởng Đơn vị Tiêm chủng, BV Đại học Y dược TP HCM sẽ nhận câu hỏi của độc giả và gửi cho chuyên gia giải đáp trực tiếp trong chương trình. Quý độc giả có câu hỏi xin gửi về cho chương trình TẠI ĐÂY .
Kính mời độc giả theo dõi chương trình được phát sóng trực tiếp trên page Soha.vn và web Soha.vn lúc 14h30 Thứ 2 ngày 23/8/2021.
Link gốc: https://doanhnghieptiepthi.vn/thanh-nien-tp-hcm-mac-covid-19-ke-chuyen-chien-dau-voi-covid-19-nhu-the-vuot-qua-tran-chien-lon-nhat-cuoc-doi-161211908220220859.htm
Theo ttvn.vn