Dưới đây là 5 loại mùi cơ thể mà tất cả chúng ta nhất định phải cảnh giác.
1. Hơi thở có mùi trái cây: Triệu chứng của bệnh tiểu đường
Hơi thở có mùi trái cây dễ mắc bệnh tiểu đường.
Mùi cơ thể này có thể là biến chứng của loại bệnh tiểu đường được gọi là diabetic ketoacidosis – nhiễm ketone axit tiểu đường – xảy ra do lượng insulin trong cơ thể quá thấp hoặc quá nhiều đường trong máu. Những người mắc tiểu đường loại 1 thường sẽ có mùi rõ rệt hơn so với người mắc tiểu đường loại 2.
Do vậy, nếu phát hiện hơi thở có mùi trái cây đi kèm với mệt mỏi, khô miệng, khó thở hoặc đau bụng thì tốt nhất là hãy đến phòng khám sớm nhất có thể. Bạn cũng có thể đề nghị bác sĩ kiểm tra ketone trong máu.
2. Mùi chân thối: Cẩn thận nấm da
Nếu phát hiện vùng da quanh ngón chân bị khô, có vảy, đỏ và bỏng rộp thì nhiều khả năng, bạn bị nấm da chân.
Chân của bạn cũng có thể tỏa ra mùi hôi do sự kết hợp của các vi khuẩn và nấm ăn khiến do da và các ngón chân bị ăn mòn. Trong trường hợp này, nếu bạn gãi chân và sau đó, chạm tay vào các vùng khác trên cơ thể thì bạn có thể lan truyền nấm này vào các vị trí đó, chẳng hạn như nách hay vòm họng.
Nếu trải qua triệu chứng này, bạn nên đến bệnh viện để bác sĩ thăm khám, phòng khi bệnh chuyển biến sang một dạng khác nguy hiểm hơn như viêm tế bào.
3. Phân có mùi hôi: Bất dung nạp Lactose
Bất dung nạp lactose
Khi ruột non không tạo ra đủ enzyme lactose thì nó sẽ không thể tiêu hóa lactose – một loại đường có trong các sản phẩm sữa. Lúc này, ruột non sẽ đẩy lactose trực tiếp vào ruột kết thay vì qua dòng máu – nơi mà các khuẩn ruột sẽ lên men nó. Điều này sẽ khiến cho phân có mùi hôi thối bất thường
4. Nước tiểu có mùi khai nồng: Nhiễm trùng đường tiết niệu
Nhiễm trùng đường tiết niệu có thể khiến cho nước tiểu có mùi hăng, nồng. Điều này xảy ra sau khi vi khuẩn, chủ yếu là E.coli xâm nhập vào đường tiết niệu và niệu đạo. Sau đó, chúng tăng số lượng nhanh chóng trong bàng quang gây ra nhiễm trùng.
Nhiễm trùng đường tiết niệu phổ biến ở phụ nữ hơn đàn ông bởi vì niệu đạo – kênh dẫn nước tiểu từ bàng quang ra ngoài – ngắn hơn. Thế nên, nếu bạn thấy nước tiểu của mình có vấn đề thì hãy đến gặp bác sĩ để được kiểm tra kỹ lưỡng.
5. Hơi thở có mùi khó chịu: Chứng ngưng thở khi ngủ
Hơi thở có mùi khó chịu.
Nếu hơi thở vào buổi sáng liên tục có mùi hăng – thậm chí dù đã đánh răng thường xuyên thì nhiều khả năng bạn đang đối mặt với chứng ngưng thở khi ngủ - một hiện tượng rối loạn xảy ra do hơi thở thi thoảng bị dừng và thường xảy ra khi bạn ngủ. .
Một lưu ý nữa là chứng này có thể khiến vi khuẩn có cơ hội sản sinh nhiều hơn và khi đã đạt tới một số lượng nhất định thì chúng có thể sản xuất ra khí sulfu dioxit khiến hơi thở có mùi trứng thối.
Cuối cùng, vì giấc ngủ có liên kết mạnh mẽ với bệnh tiểu đường, huyết áp cao và bệnh tim nên càng được chẩn đoán sớm thì càng ngăn chặn được các ảnh hưởng xấu đối với sức khỏe.
Theo Womenshealthmag