Tổ chức Y tế thế giới khuyến cáo bố mẹ việc cần làm để giúp trẻ em vượt qua sự căng thẳng trong dịch COVID-19

Trẻ em cần tình thương yêu và sự quan tâm của người lớn trong những thời điểm khó khăn. Hãy dành cho trẻ thêm thời gian và sự quan tâm để giúp các em vượt qua sự căng thẳng trong dịch COVID-19.

1. Lắng nghe và dành nhiều sự quan tâm, yêu thương hơn cho trẻ

Trong tình hình dịch COVID-19 hiện nay, trẻ có thể liên tục nghe được những thông tin về dịch bệnh trên tivi, từ những câu chuyện của người lớn hay trên mạng internet. Điều đó cũng có thể khiến trẻ đối mặt với chứng rối loạn lo âu. Nói khác đi, trẻ nhỏ có thể trở nên lo sợ quá mức, sợ hãi.

Theo Tổ chức Y tế thế giới WHO, trẻ em có thể phản ứng với sự căng thẳng theo nhiều cách khác nhau như trở nên đeo bám, lo lắng, thu mình, tức giận hay dễ bị kích động hơn hoặc tè dầm nhiều hơn...

Khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới WHO.

Việc bố mẹ cần làm là hãy đáp lại các phản ứng của trẻ theo cách cảm thông, hãy lắng nghe các lo lắng của trẻ, thêm tình yêu thương và sự quan tâm đến trẻ.

Trẻ nhỏ chưa trưởng thành và còn lệ thuộc vào cha mẹ nên lo lắng trước những gì nghe được từ xung quanh cũng là điều dễ diểu. Càng những lúc như thế này, bố mẹ càng cần lắng nghe, nói chuyện nhẹ nhàng và trấn an trẻ. Nếu có thể hãy tạo điều kiện để trẻ vui chơi và nghỉ ngơi để xua tan cảm giác lo lắng, bất an.

2. Đảm bảo nếp sinh hoạt cân bằng cho trẻ

Dịch COVID-19 có thể làm xáo trộn cuộc sống của không ít gia đình. Có bé phải tạm xa bố mẹ để gửi về quê ở cùng ông bà, có bé phải gửi đến người trông trẻ mới, có trẻ phải nhập viện điều trị... Dù vậy, WHO nhấn mạnh với các bố mẹ rằng "cần tránh việc chia cách trẻ với người chăm sóc. Nếu phải chia tách (như phải nhập viện), hãy đảm bảo có sự liên hệ thường xuyên như qua điện thoại để trấn an trẻ".

Một vấn đề cần lưu ý nữa là trong tình hình trẻ phải nghỉ học ở nhà dài ngày như hiện nay, thay vì để mặc trẻ sinh hoạt vô tổ chức, điều bố mẹ cần làm là duy trì cho con một nếp sinh hoạt điều độ, đảm bảo sự cân bằng của các hoạt động ăn - chơi - ngủ nghỉ.

Nếu trẻ phải gửi về quê cho ông bà hay đến một nơi nào đó tránh dịch, điều quan trọng hàng đầu là đảm bảo môi trường học tập, vui chơi giải trí an toàn cho trẻ.

Nếu trẻ ở nhà, thiết lập các hoạt động vui chơi tại nhà để trẻ không nhàm chán hay xem tivi, thiết bị điện tử quá nhiều.

Việc đảm bảo nếp sinh hoạt cân bằng giữa việc vui chơi, ngủ nghỉ, ăn uống đầy đủ... chính là cách để nâng cao hệ miễn dịch, tăng sức đề kháng cho trẻ trong thời gian dịch COVID-19.

Bố mẹ cần giải thích cho trẻ biết việc gì đang diễn ra.

3. Nói thật với trẻ về tình hình dịch COVID-10

Không cho trẻ nghe các thông tin về số ca tử vong, số ca lây nhiễm virus COVID-19 mới không phải là cách được khuyến cáo. Theo WHO, bố mẹ nên sử dụng từ ngữ phù hợp với lứa tuổi để giải thích cho trẻ biết việc gì đang diễn ra, kèm những thông tin rõ ràng về cách thức để giảm các nguy cơ bị nhiễm bệnh, chẳng hạn như hướng dẫn trẻ thật cụ thể về các bước rửa tay, cách đeo khẩu trang đúng cách khi đi ra ngoài, tầm quan trọng của việc hạn chế đến nơi đông người...

Ngoài ra, bố mẹ cũng cần cho trẻ biết những điều có thể xảy ra, chẳng hạn như trẻ hoặc một thành viên nào đó trong gia đình sẽ cần phải đi bệnh viện nếu như có các triệu chứng bị ốm, sốt.

MỚI NHẤT

ĐỌC NHIỀU