Trẻ sơ sinh có nên nằm võng? - Làm sao để trẻ nằm võng được an toàn

(lamchame.vn) - Có nên cho trẻ sơ sinh nằm võng trở thành băn khoăn của nhiều người lần đầu làm mẹ. Đối với các mẹ Việt, việc cho trẻ sơ sinh nằm võng là việc quen thuộc với mong muốn giúp trẻ ngủ ngon, không quấy khóc. Tuy nhiên, một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc nằm võng làm xuất hiện nhiều vấn đề ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển bình thường của trẻ.

Có nên cho trẻ sơ sinh nằm võng không?

Trước quá nhiều thắc mắc của các bà, các mẹ về kinh nghiệm chăm sóc giấc ngủ cho trẻ, nhiều nghiên cứu đã được triển khai nhằm xác định việc để trẻ sơ sinh nằm võng có tốt không. Qua những nghiên cứu đã chỉ ra rằng trẻ sơ sinh rất dễ bị tổn thương, đặc biệt là những tổn thương đến từ các tác động như rung lắc sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới não bộ của trẻ.

Ảnh minh họa

Mặt khác, các nghiên cứu cũng khẳng định nếu trẻ bị tác động rung lắc từ 3-5 giây thì não trẻ sẽ bị tổn thương. Do đó, võng không hề tốt đối với trẻ sơ sinh, nhất là những bé dưới 3 tháng tuổi.

Trẻ từ 3 tuổi trở xuống do hệ xương còn non yếu và đang trong giai đoạn phát triển nên dễ bị biến dạng khi nằm võng quá nhiều.

Nằm võng có thể giúp bé ngủ ngon hơn nhưng lại chứa nhiều nguy cơ làm cong lưng, lệch cột sống. Thói quen này sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ sơ sinh về chiều cao do tư thế nằm luôn bị cong.

Những mối nguy hiểm khi cho trẻ sơ sinh nằm võng

Tùy vào từng trường hợp và có thể điểm qua một số ảnh hưởng của việc cho trẻ sơ sinh nằm võng như:

1. Nguy cơ ức chế thần kinh

Đôi khi mẹ bị nhầm lẫn giữa việc trẻ thích ngủ võng và bị ép ngủ võng. Trẻ sơ sinh nằm võng và được mẹ đung đưa, rung lắc nhiều làm cho cơ thể quá mệt mỏi nên chìm vào giấc ngủ.

Mặc dù đã ngủ nhưng bé luôn có tâm trạng run sợ, hãi hùng. Đó cũng là lý do tại sao bé hay giật nảy mình, khóc thét, hai tay nắm chặt như cố bấu víu.

Chắc chắn rằng não của bé sẽ chịu ảnh hưởng không tốt nếu tình trạng như vậy kéo dài liên tục.

2. Nguy cơ ngạt thở

Trong một vài trường hợp trẻ sơ sinh nằm võng có thể vô tình rơi vào tư thế khiến trẻ khó thở như: trẻ nằm nghiêng sang một bên mà chưa biết lật người lại, mũi đè xuống võng gây ngạt thở.

Mặt khác, trẻ sơ sinh nằm võng sẽ bắt buộc phải nằm ở tư thế cong người, gập cổ, tư thế này không dễ cho hô hấp.

3. Trẻ dễ mắc hội chứng rung lắc

Nhiều mẹ thường đung đưa võng để dỗ dành bé cưng ngủ, ngủ ngon giấc hơn. Thực tế, cách này không tốt mà còn gây nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe, bởi hệ thần kinh của trẻ sơ sinh chưa hoàn thiện và cứng cáp như người lớn.

Chỉ cần những chấn động, rung lắc quá mạnh có thể ảnh hưởng đến quá trình phát triển của não bộ. Tình trạng này kéo dài có thể làm trẻ mắc hội chứng rung lắc, một dạng chấn thương não bộ.

Khi trẻ bị tổn thương nặng thường làm cho trí tuệ kém phát triển, rối loạn ngôn ngữ, động kinh, giảm thị lực.

4. Bé nằm võng dễ bị mắc kẹt không an toàn

Cấu tạo của một chiếc võng sẽ bao gồm những sợ vải nhân tạo, lưới hay dây đan vào nhau. Nếu không chú ý trẻ bị mắc vào những sợi đó có thể bị kẹt, làm trẻ bị thương.

Không phải lúc nào mẹ cũng có thể quan sát trẻ, những lúc lơ là, mẹ không để ý, trẻ ngủ ở võng trở người rất dễ ngã xuống đất bị thương, nhất là những bé 3 tháng tuổi đang thích lăn lộn.

5. Võng ảnh hưởng trực tiếp đến cột sống và lồng ngực trẻ

Khi ngủ trên võng, thường bé sơ sinh nằm nghiêng đầu về một phía làm cho hộp sọ của trẻ bị móp một bên và không cân xứng. Nhiều mẹ tìm giải pháp bằng cách cho con nằm gối.

Tuy nhiên cách này có thể làm cho bé bị khó thở, cổ bị quẹo. Mẹ nên nhớ, trẻ sơ sinh cần được ngủ trên mặt phẳng để đảm bảo đầu và lưng thẳng hàng để định hình cột sống.

6. Hạn chế cơ bắp phát triển

Chân, tay, đầu, cổ của trẻ khi nằm võng thường hay bị vẹo, không vận động co duỗi thường xuyên làm cho trẻ dễ bị tụ máu ở một điểm nào đó. Nó dẫn đến việc máu huyết lưu thông không đều đặn, các cơ bắp cũng như não bộ kém phát triển.

7. Thần kinh vận động kém phát triển

Nằm võng sẽ làm cho bé khó có thể học các động tác trườn, lật, bò, ngồi…Hệ thần kinh vận động kém phát triển làm cho trẻ kém linh hoạt, giảm khả năng tiếp thu và nhận thức.

Tai nạn trẻ bị té, ngã khỏi võng rất nhiều vì không có sự canh chừng của người lớn. Ngoài ra, nằm võng còn tạo cho bé thói quen không tốt như luôn đòi hỏi mẹ phải ru ngủ, đung đưa võng trẻ mới ngủ ngon.

Những điều lưu ý khi cho trẻ sơ sinh nằm võng

Để đảm bảo sự phát triển cho con trẻ, các chuyên gia khuyến cáo rằng nên tập cho bé ngủ trên mặt phẳng an toàn. Chỉ trong những trường hợp bất khả kháng mới phải nằm võng, và khi cho trẻ nằm võng thì cần lưu ý các điều sau:

- Chỉ cho con trẻ nằm võng trong thời gian ngắn để không ảnh hưởng đến cột sống và não bộ con. Tốt nhất không để trẻ ngủ qua đêm trên võng.

- Đặt con nằm chéo chiều võng để lưng được nâng đỡ hơn, tránh tình trạng vòng lưng

- Không rung lắc mạnh võng để ru trẻ ngủ và dừng rung khi trẻ đã đi vào giấc ngủ

- Lót các chiếc gối hoặc chăn mềm xung quanh bên dưới võng phòng trường hợp trẻ bị lọt ra khỏi võng trong khi ngủ.

- Nên dùng thêm nệm hoặc chiếu lót dưới lưng con để tạo thêm sự bợ đỡ chắc chắn cho cột sống của con, hạn chế cột sống cong vẹo.

Tóm lại, để đảm bảo an toàn tuyệt đối cho trẻ, trong vòng 6 tháng đầu đời nên để trẻ sơ sinh nằm trong một chiếc cũi chắc chắn là tốt nhất.

Theo Thành viên diễn đàn lamchame.com tổng hợp

MỚI NHẤT

ĐỌC NHIỀU