Trong 1 gia đình, nếu người chồng để vợ đảm nhận vai trò này thì xin thưa rằng: Việc dạy con đi vào bế tắc!

(lamchame.vn) - Trên thực tế, trong cuộc sống gia đình thường ngày, cảnh tượng này rất thường xuyên xảy ra.

Ảnh minh hoạ

Mẹ "đóng vai ác": Mâu thuẫn gia đình ngày càng leo thang

Trong bộ phim truyền hình Mỹ This Is Us, người vợ Rebecca phàn nàn rằng chồng mình là "người tốt" trong gia đình. Vì chồng cô thường thông báo tin nghỉ lễ cho con và lén đưa chúng đi chơi, còn làm mẹ, cô phải đảm nhận vai "kẻ xấu".

Khi con gái Kate muốn ăn đồ ăn vặt, cô lập tức ngăn cản: "Con không được ăn đồ ngọt nữa!" khiến con không hài lòng. Cô thẳng thắn yêu cầu con trai Kevin cho biết con đã giấu cặp kính của anh trai mình ở đâu, Kevin tức giận nói với: "Con ghét mẹ". Rebecca kiệt sức cả về thể chất lẫn tinh thần và cảm thấy rất thất vọng.

Đây cũng là trường hợp của nhiều gia đình Trung Quốc. Mẹ luôn là người đặt ra những quy tắc nghiêm khắc, là người luôn nói "không".

Có một người mẹ từng than thở rằng làm mẹ sao mà khó đến thế! Cô không cho con ăn đồ ăn vặt vì nghĩ sẽ có hại cho sức khỏe. Nhưng cha của đứa trẻ luôn bí mật mang đồ ăn nhẹ cho con vào ban đêm và nói một cách thản nhiên: "Chỉ cần ăn một chút sẽ không có chuyện gì xảy ra". Cô giục các con tập trung hoàn thành bài tập ở bàn học nhưng bọn trẻ cứ lơ đãng. Cô lo lắng vô cùng, còn cha của đứa trẻ đứng bên nói nhỏ: "Cho nó chơi một lúc rồi mới viết thì có sao đâu!".

Không có người mẹ nào sinh ra đã có khuôn mặt đáng sợ mà chỉ là những áp lực tích tụ quá lâu mà thôi.

Việc để các bà mẹ một mình đảm nhận vai "nhân vật phản diện" sẽ khiến họ chịu áp lực tâm lý rất lớn trong quá trình nuôi dạy con cái. Sự mất cân bằng vai trò này sẽ khiến người mẹ cảm thấy lo lắng, kiệt sức, không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất và tinh thần mà còn gây ra những mâu thuẫn trong gia đình.

Đằng sau mỗi gia đình bất hạnh, có một người cha chỉ biết im lặng, và một người mẹ buộc phải "trở thành kẻ ác".

Mỗi đứa trẻ với những bước đi vững chắc, phía sau chúng là đôi cha mẹ đoàn kết.

Chuyên gia giáo dục Sun Yunxiao từng nói rằng hiệu quả của giáo dục phụ thuộc vào tính nhất quán. Một đứa trẻ giống như một cây non mỏng manh, cần sự nâng đỡ, cắt tỉa và hướng dẫn của cả gia đình để có thể phát triển thành một cây cao chót vót.

Chỉ khi cha mẹ cùng suy nghĩ và đồng hành thì mới tạo được môi trường phát triển ổn định, có trật tự cho con cái, giúp chúng ngẩng cao đầu và tích cực tiến về phía trước.

MỚI NHẤT

ĐỌC NHIỀU