Ấn độ từng đứng đầu thế giới về khả năng tiêm vắc xin Covid-19
Theo các phương tiện truyền thông Ấn Độ đưa tin, khi số ca được chẩn đoán mới ở Ấn Độ vượt quá 300.000 ca chỉ trong một ngày, Bộ Y tế Ấn Độ vẫn không quên khoe một góc độ kỳ lạ khác, rằng Ấn Độ đã hoàn thành tiêm chủng 130 triệu liều vắc xin Covid-19 trong 95 ngày, tốc độ này nhanh nhất thế giới, nhanh hơn cả Trung Quốc và Hoa Kỳ.
Sự so sánh này rất khó chính xác, vì tình hình dịch bệnh ở mỗi nước là khác nhau. Tại thời điểm này, các phương tiện truyền thông Ấn Độ đang lên án Bộ Y tế Ấn Độ.
Theo truyền thông Ấn Độ, theo tỷ lệ tiêm chủng mới của Ấn Độ như hiện nay, sẽ phải mất tới 12 năm 6 tháng mới có thể hoàn thành việc tiêm chủng cho tất cả người dân Ấn Độ.
Ngay cả khi tỉ lệ được hạ xuống ngưỡng thấp nhất của việc tiêm phòng miễn dịch cộng đồng 70% dân số ở Ấn Độ, thì cũng sẽ phải mất gần 9 năm. Nói cách khác, cái gọi là tốc độ tiêm chủng nhanh của Bộ Y tế Ấn Độ thông báo đã không có nhiều ý nghĩa thực tế.
Sự dẫn đầu trong việc tiêm chủng của Ấn Độ, với tình hình dịch bệnh ngoài tầm kiểm soát như hiện nay, có thể nói là vô ích.
Dù là 130 triệu liều, nhưng so với tổng dân số, thì tỷ lệ tiêm chủng hiện tại của Ấn Độ là dưới 10%, thấp hơn nhiều so với Hoa Kỳ.
So với Trung Quốc, quốc gia có dân số tương đương, Ấn Độ cũng có khoảng cách, đặc biệt là theo thời gian, khoảng cách sẽ ngày càng lớn. Trung Quốc dự kiến sẽ đạt 40% tỷ lệ tiêm chủng COVID-19 vào cuối tháng 6. Ấn Độ khó đạt được điều này cùng lúc.
Ấn Độ có thể đi trước Trung Quốc và Mỹ một khoảng thời gian vì gần đây Ấn Độ đã tăng tốc độ tiêm chủng, nhưng Ấn Độ đang phải đối mặt với vấn đề khó, nguyên nhân cũng rất đơn giản là Ấn Độ không có đủ vắc xin.
Ấn Độ là nước sản xuất vắc xin lớn nhất thế giới, về năng lực sản xuất vắc xin thì quả thực Ấn Độ không ai sánh kịp, nhưng Ấn Độ không có nguyên liệu và không có công nghệ. Vắc xin do Ấn Độ sản xuất không phải do chính Ấn Độ phát triển mà do Vương quốc Anh sản xuất.
Có thể bỏ qua công tác R&D, nhưng không thể bỏ qua nguyên liệu thô, trong khi nguyên liệu sản xuất vắc xin ở Ấn Độ chủ yếu là từ Trung Quốc và Hoa Kỳ. Hiện nay Hoa Kỳ không chỉ từ chối xuất khẩu vắc xin mà còn từ chối xuất khẩu nguyên liệu cho sản xuất vắc xin. Nhà máy sản xuất vắc xin lớn nhất thế giới của Ấn Độ sẽ sớm rơi vào tình thế khó khi ngừng sản xuất.
Do đó, tỷ lệ tiêm phòng trong tương lai của Ấn Độ gần như chắc chắn sẽ chậm lại. Nhiều trạm tiêm chủng đã hết vắc xin. Ngay cả khi nguồn cung cấp đủ vắc xin, tỷ lệ tiêm phòng hiện tại của Ấn Độ cũng không thể đạt được miễn dịch cộng đồng sớm.
Nhận định tình hình dịch bệnh ở Ấn Độ hiện nay hoàn toàn nằm ngoài tầm kiểm soát và các cơ quan chức năng, Ấn Độ cũng không áp dụng biện pháp phòng chống dịch chặt chẽ nào. Là một trong những "tâm chấn" của đợt dịch, New Delhi mới bị phong tỏa được 6 ngày, còn chưa đến một nửa thời gian ủ bệnh của virus, có thể nói là giống như chiếc bình đã bị vỡ.
Khi đó, khi khả năng miễn dịch cộng đồng không thể đạt được thông qua vắc xin thì chỉ còn cách tàn nhẫn nhất là để "miễn dịch tự nhiên". Với thái độ "từ bỏ điều trị" như hiện nay của Ấn Độ thì đây là cách được lựa chọn. Đây là cách mà đợt dịch đầu tiên ở Ấn Độ đã áp dụng, bây giờ đang đối mặt với một tình hình nghiêm trọng hơn, và hậu quả chắc chắn sẽ nghiêm trọng hơn.
Với tốc độ hiện tại, sẽ mất 12 năm 6 tháng để toàn bộ dân số Ấn Độ được tiêm chủng
Vào ngày mà số lượng trường hợp nhiễm Covid-19 được chẩn đoán ở Ấn Độ vượt quá 300.000 trường hợp chỉ trong một ngày, một số phương tiện truyền thông Ấn Độ đã đưa ra một "bài toán số học" nhói lòng.
Mạng truyền thông Ấn Độ Businesstoday đã đưa tin vào ngày 21 rằng theo tỷ lệ tiêm chủng COVID-19 hiện tại của Ấn Độ, sẽ mất 12 năm để tiêm chủng cho toàn bộ dân số và đạt được ngưỡng đạt được miễn dịch cộng đồng - 70% số dân số của đất nước, sẽ mất 8 năm 9 tháng.
Báo cáo rằng tính đến ngày 20 tháng 4, khoảng 109,7 triệu người Ấn Độ đã được tiêm liều đầu tiên, chỉ chiếm 8,09% trong tổng số 1,355 tỷ dân của Ấn Độ. Đồng thời, chỉ có 17,5 triệu người được tiêm vắc xin mũi thứ hai, tức là chỉ 1,29% tổng dân số.
Báo cáo tính toán rằng, với tốc độ hiện tại, Ấn Độ sẽ cần 1 năm 4 tháng để tiêm chủng cho 70% dân số của cả nước với liều đầu tiên và sẽ mất 8 năm 9 tháng để tiêm chủng liều thứ hai cho những người này.
Ngoài ra, phải mất 1 năm 11 tháng để tiêm chủng cho toàn bộ người dân Ấn Độ liều đầu tiên và phải mất 12 năm 6 tháng để tiêm chủng cho toàn bộ dân số.
Theo báo chí địa phương ở Ấn Độ, hiện tại số ca mắc mới trong một ngày cao nhất trên thế giới. Số người chết mới trong 24 giờ qua cũng lập kỷ lục mới kể từ khi dịch bùng phát.
*Theo Sina, Sohu
Theo soha.vn