- Giảm muối và dầu
Chế độ ăn nhiều muối có liên quan mật thiết đến sự xuất hiện của ung thư dạ dày. WHO khuyến cáo rằng mọi người ăn không quá 5 gam muối mỗi ngày. Ngoài việc ăn ít muối, thức ăn không nên quá nhiều dầu mỡ. Khảo sát cho thấy, nếu lượng dầu và đạm động vật ăn vào nhiều thì tỷ lệ mắc các bệnh ung thư đại trực tràng, ung thư vú, ung thư tuyến tiền liệt, ung thư tuyến tụy sẽ tăng lên.
- Nhai chậm
Nước bọt có chứa hơn chục loại enzym hoạt tính, vitamin, hormone, khoáng chất, immunoglobulin,… Ngoài tác dụng tiêu hóa, nó còn có chức năng khử trùng, giải độc, phòng chống ung thư. Một loạt các enzym trong nước bọt có tác dụng ức chế một số độc tố gây ung thư, chẳng hạn như aflatoxin và nitrosamine. Các chuyên gia cho rằng, bữa ăn sáng không nên quá nhanh, nhai và nuốt từ từ sẽ giúp nước bọt phát huy tác dụng chống ung thư, tốt nhất nên nhai thức ăn 30 lần trước khi nuốt.
- Cân bằng và đủ chất
Một bữa ăn sáng lành mạnh là một bữa ăn không có gì quá nhiều hay quá ít mà cần có sự cân bằng, hợp lý. Bữa sáng phải có đủ 4 nhóm thực phẩm: Chất bột đường, chất đạm, chất béo, vitamin và khoáng chất. Ngũ cốc, các loại hạt, khoai lang, cháo yến mạch, sữa chua, trứng, sữa... là thực phẩm nên bổ sung trong bữa sáng. Bữa ăn sáng nên cách thời gian thức dậy khoảng 30 phút. Thời gian ăn sáng không nên quá sớm cũng không nên quá muộn, tốt nhất trong khoảng 7-8h.