Vì sao trẻ con thời Trung Quốc cổ đại có nhiều ngày "Tết Thiếu nhi" diễn ra suốt 4 mùa nhưng vẫn không có vị trí nhất định trong xã hội phong kiến?

Rốt cuộc, 'Tết Thiếu nhi' trong xã hội Trung Quốc cổ đại hàng nghìn năm qua đã diễn ra như thế nào?

Hình ảnh mô tả lại hoạt động vui chơi của trẻ em ngày xưa ở Trung Quốc.

Trung Quốc cổ đại không có ngày lễ Thiếu nhi riêng biệt là vì trong xã hội phong kiến, trẻ em không được xem là một chủ thể độc lập, không có tính cách độc lập (đề cập đến sự độc lập, tự chủ và sáng tạo của mọi người, là tính cách không dựa dẫm hay ỷ lại vào người khác)

Người xưa có câu "quân vi thần cương, phụ vi tử cương, phu vi thê cương", trong đó "phụ vi tử cương" nghĩa là con cái phải tuyệt đối phục tùng cha mẹ. Bất kể là ai sai thì lỗi luôn là của người con. Dù là cha mẹ sai thì đứa trẻ cũng là người có lỗi, bởi bác bỏ ý kiến của cha mẹ thì cũng là một hành động không đúng. 

Trẻ em không hề có địa vị trong xã hội phong kiến thì nói chi đến tôn nghiêm và muốn có ngày lễ Thiếu nhi riêng cho mình? 

Tư tưởng không cho trẻ em một tính cách độc lập vẫn còn tiếp tục cho đến ngày nay. Nhiều bậc cha mẹ vẫn buộc con cái phải làm điều này điều kia, dù đó không phải những gì trẻ muốn làm hoặc muốn học, mà chỉ là mong muốn của người lớn.

Nguồn: Toutiao

 

Link báo gốc: http://ttvn.toquoc.vn/vi-sao-tre-con-thoi-trung-quoc-co-dai-co-nhieu-ngay-tet-thieu-nhi-dien-ra-suot-4-mua-nhung-van-khong-co-vi-tri-nhat-dinh-trong-xa-hoi-phong-kien-222020260617153.htm

Theo Trí Thức Trẻ

MỚI NHẤT

ĐỌC NHIỀU