Delta lây nhiễm siêu tốc: Chỉ 5-10 giây tiếp xúc gần là "dính"
Tổng thư ký WHO - Tedros Adhanom Ghebreyesus cho biết: "Cho đến nay, các biến thể virus Delta là loại có khả năng lây nhiễm cao nhất được biết đến, xuất hiện ở ít nhất gần 100 quốc gia và chúng đang nhanh chóng lây lan giữa các nhóm người chưa được tiêm chủng".
Theo thống kê sơ bộ của Israel, có tới 90% các trường hợp mới được chẩn đoán nhiễm Covid-19 trong khu vực là do virus biến thể Delta gây ra.
Cùng hiện tượng, các quan chức y tế công cộng Hoa Kỳ phỏng đoán rằng trong tháng tới, Israel có thể không loại bỏ được virus Delta ngay lập tức vì tính chất lây lan mạnh của chủng virus này.
Tổng thư ký Tedros Adhanom Ghebreyesus
Virus Delta dễ lây nhiễm như thế nào?
Các chuyên gia phòng chống dịch của Úc đánh giá dựa trên kết quả điều tra về dịch bệnh cho biết, thực tế cho thấy, có thể chỉ mất khoảng 5-10 giây để tạo ra một chu trình lây nhiễm virus Delta từ người này sang người khác.
Ví dụ khi bạn đi mua sắm trong một siêu thị trong nhà, đối phương sẽ đi ngang qua bạn. Chỉ cần một sự tiếp xúc ngắn như vậy cũng đủ khiến người ta bị nhiễm virus Delta.
Đối mặt với sức mạnh lây nhiễm đáng kinh ngạc như vậy, các nhà khoa học vẫn chưa biết lý do.
Catherine Noakes- chuyên gia tư vấn khoa học và công nghệ khẩn cấp của Anh và chuyên gia về bệnh truyền nhiễm trong không khí tại Đại học Leeds, suy đoán rằng có thể có ba lý do chính khiến biến thể chủng virus Delta lây lan nhanh chóng:
(1) Các cá nhân có mang một lượng lớn virus Delta, vì vậy dễ dàng làm lây truyền cho người khác.
(2) Số lượng virus cần thiết để có thể làm người khác bị nhiễm virus Delta là nhỏ. Tức là chỉ cần "truyền" một chút virus là có thể mắc bệnh.
(3) Chỉ cần một khoảng thời gian ngắn để virus Delta lây truyền khiến người khác bị nhiễm.
Lượng virus trong 1 cá nhân lớn, lượng virus để lây cho người khác nhỏ, thời gian lây ngắn chính là yếu tố khiến cho chủng virus Delta lây lan mạnh mẽ trên toàn cầu.
Chuyên gia Noekes nói rằng, nếu đáp ứng được bất kỳ phỏng đoán nào ở trên, thì khi một người chưa nhiễm bệnh tiếp cận người mang mầm bệnh, chỉ cần vài giây là bạn đã hít phải đủ lượng virus.
Nhưng bà cũng cho rằng, có một yếu tố xác suất nhất định, đó là khi người mang mầm bệnh thở ra đúng vào lúc người nhiễm bệnh đang hít thở chính không khí đó vào. Tức là người vừa thở ra virus, người khác hít ngay virus đó vào một cách trùng hợp.
Trước khả năng siêu lây lan của virus Delta, WHO cảnh báo rằng, ngay cả những người đã tiêm xong hai liều vắc xin vẫn nên "thận trọng", tiếp tục đeo khẩu trang, giữ khoảng cách xã hội và tuân thủ tất cả các biện pháp phòng chống dịch.
Trước đó, bao gồm cả Israel, Úc, Hoa Kỳ và những nơi khác, những người đã được chủng ngừa không bắt buộc phải đeo khẩu trang.
Trợ lý Tổng thư ký WHO, chuyên gia Bruce Aylward cho biết: "Bạn phải cẩn thận để không chuyển loại thông điệp này đến người dân và khiến họ nghĩ rằng miễn là họ được chủng ngừa, họ có thể làm mọi thứ".
Trợ lý Tổng thư ký WHO, chuyên gia Bruce Aylward
Số ca nhiễm ngày càng tăng nhưng số ca bệnh nặng thấp, Israel: Vắc xin vẫn có tác dụng bảo vệ
Thật không may, mặc dù có thêm nhiều chẩn đoán nhiễm Covid-19 mới ở Israel, nhưng may mắn khác là không có nhiều bệnh nhân rơi vào tình trạng tiến triển xấu đi.
Các quan chức Israel trấn an người dân, cho rằng vắc xin Covid-19 vẫn còn hiệu quả và có thể bảo vệ bệnh nhân khỏi những điều tồi tệ nhất sau khi bị nhiễm bệnh.
Vì vậy, ngoài việc khôi phục quy định đeo lại khẩu trang khi ở trong nhà – dù mới thông báo lệnh gỡ bỏ đeo khẩu trang vào tuần trước. Giá như nếu không gỡ lệnh phải đeo khẩu trang bắt buộc, thì họ sẽ không trở lại trạng thái phải đóng cửa đất nước trong thời gian này, cũng như sẽ không áp dụng các hạn chế nghiêm ngặt khác.
Ông Naftali Bennett, tân thủ tướng Israel cho biết: "Mặc dù số ca mới được chẩn đoán nhiễm Covid-19 đã tăng lên nhưng số ca nhập viện vẫn không tăng đáng kể. Tuy nhiên, chúng ta phải thừa nhận với nhau rằng, chúng ta phải thực sự lo lắng khi dù đã hoàn thành việc tiêm vắc xin thì vẫn có thể nhiễm Covid-19 với chủng virus Delta".
Dữ liệu trước đây cũng cho thấy rằng sau khi tiêm xong 2 liều vắc xin, thực sự có thể bảo vệ hiệu quả trong việc chống lại virus Delta.
Cơ quan Dịch vụ Y tế Công cộng của Vương quốc Anh phát hiện ra rằng, hai liều vắc xin Pfizer có hiệu quả bảo vệ khoảng 96% đối với các trường hợp phải nhập viện, trong khi tiêm hai liều vắc xin AstraZeneca có hiệu quả bảo vệ là 92%.
Bà Catherine Noakes, chuyên gia tư vấn khoa học và công nghệ khẩn cấp của Anh và chuyên gia về bệnh truyền nhiễm trong không khí tại Đại học Leeds cho biết, ngay cả khi một số lượng lớn các trường hợp tử vong không được báo cáo, virus vẫn đang lưu hành trong xã hội, và vẫn còn nhiều nỗi lo tiềm ẩn trong xã hội.
Ví dụ như, con người sẽ chịu cái giá phải trả của sự cách ly, cô lập, nhiều người không được thoải mái và khỏe mạnh, tất nhiên có cả những di chứng về sau.
*Theo CommonHealth
Theo soha.vn