Bà mẹ 9X nghiện Facebook nặng đến mức không ăn, không nói, không cho con bú

Thời gian mang bầu nghỉ ngơi rảnh rỗi nên người mẹ này thường xuyên lướt facebook cho bớt nhàm chán. Càng ngày thời gian dành cho facebook càng nhiều, đến khi sinh con thì người mẹ này đã nghiện facebook nặng tới mức không ăn, không nói và cũng không chịu cho con bú.

Trả lời trên Zing, TS Tô Thanh Phương, Trưởng Khoa Cấp tính nữ, Bệnh viện Tâm thần Trung ương I cho biết hiện này, Bệnh viện đang điều trị cho một số trường hợp bệnh nhân còn khá trẻ mắc chứng nghiện mạng xã hội rất nặng.

Trong đó, đáng chú ý là trường hợp bệnh nhân N.T.T, sinh năm 1992 tại Hà Nội, vừa sinh con và mắc chứng nghiện facebook nặng tới mức trầm cảm, bỏ bê việc chăm sóc con và quên cả việc cho con bú.

TS Tô Thanh Phương, Trưởng khoa Cấp tính nữ, Phó giám đốc Bệnh viện Tâm thần Trung ương I. Ảnh: VH.

Theo thông tin từ gia đình bệnh nhân, trong suốt thời gian mang bầu, chị T thường xuyên sử dụng điện thoại để vào facebook, sau khi sinh tình trạng này vẫn tiếp diễn và người mẹ trẻ sử dụng điện thoại liên tục.

1 tháng sau sinh, chị T về nhà bố mẹ đẻ chơi. Lúc này gia đình phát hiện chị có nhiều điểm bất thường. Dù về ngoại nhưng chị thường đóng kín cửa, nhốt mình trong phòng và cầm điện thoại liên tục. Chị T cũng không trò chuyện, giao tiếp với ai, thậm chí ngay cả con cũng bỏ bê không buồn bế ẵm, cũng không cho con bú. Thấy vậy, gia đình chị đưa chị tới khám thì được các bác sĩ cho biết chị mắc chứng trầm cảm sau sinh.

Theo bác sĩ Phương, bệnh nhân T được đưa vào bệnh viện trong tình trạng cơ thể suy nhược, gầy ốm bởi suốt thời gian sau sinh chị gần như không ăn uống. Khi được đưa vào viện, chị phải ăn qua xông và mọi sinh hoạt cá nhân đều phải trông cậy vào người nhà và nhân viên y tế hỗ trợ.

Sử dụng điện thoại và mạng xã hội quá nhiều dễ dẫn tới trầm cảm (Ảnh minh họa)

Hiện tại sau 2 tuần điều trị, tình trạng của bà mẹ trẻ đã ổn định hơn và có dấu hiệu phục hồi. Chị T cũng đã tự ăn trở lại được, tuy nhiên về tinh thần chưa thể trở lại bình thường ngay mà cần một thời gian dài để khỏi bệnh hoàn toàn.

Bác sĩ Phương cũng cảnh báo rằng, việc sử dụng điện thoại và mạng xã hội liên tục trong thời gian dài ảnh hưởng rất xấu tới sức khỏe tinh thần, dễ gây ra tình trạng mất khả năng xử lý của mạng lưới thần kinh nhận thức và cảm xúc, dẫn tới trạng thái bất an, lo lắng gia tăng. Bệnh nhân trở nên thiếu kiềm chế, giảm khả năng nhận thức, cảm thấy bất mãn với cuộc sống… lâu dần dễ dẫn tới trầm cảm và các chứng bệnh tâm thần.

Theo bác sĩ Phương: “Khi thấy người thân, đặc biệt là trẻ vị thành niên có những biểu hiện bất thường, dành quá nhiều thời gian để sử dụng điện thoại và mạng xã hội, gia đình cần sớm đưa bệnh nhân đến các bệnh viện chuyên khoa tâm thần để được chẩn đoán và điều trị".

Tổng hợp

Gửi bình luận

(0) Bình luận

Xếp theo: Thời gian Số người thích

Bài viết chưa có bình luận nào.

MỚI NHẤT

ĐỌC NHIỀU

lên đầu trang