Ngày nay, rất nhiều đứa trẻ cảm thấy thiếu lòng tin và dũng khí, chúng luôn rụt rè và tự ti trong mọi hoàn cảnh. Bạn sẽ giật mình nhận ra rằng chính những sai lầm của mình đang biến con thành đứa trẻ nhút nhát.
1. Không quan tâm đến cảm xúc của con
Nếu con đến để nói với bạn một vấn đề nào đó về sự tổn thương lòng tự trọng thì việc bạn cần làm là hãy lắng nghe để biết điều gì đã khiến con cảm thấy buồn bã đến như vậy. Điều này sẽ giúp bạn hiểu được những nguyên nhân tiềm ẩn và giúp con đưa ra một giải pháp hiệu quả. Đừng cho rằng con chỉ đang cố gây sự chú ý và bỏ qua những cảm xúc của trẻ. Bởi điều đó sẽ khiến con thu mình lại để trốn chạy những cảm xúc tiêu cực và dần trở nên nhút nhát khi không tự giải quyết được những vấn đề của mình.
Hãy lắng nghe và giúp con tháo gỡ vấn đề
2. Không đặt niềm tin vào con
Bố mẹ luôn là những nhà phê bình khắt khe nhất đối với con cái. Nhiều khi những đứa trẻ không thể đáp ứng được các tiêu chuẩn mà bố mẹ đặt ra và điều đó khiến bạn mất niềm tin vào con. Tuy nhiên, nếu lạc quan hơn và nhìn nhận vấn đề ở những khía cạnh khác, kiên nhẫn đặt niềm tin ở con thì bạn có thể xoay chuyển tình hình. Nếu bạn liên tục nói rằng con là một đứa trẻ hư, con học hành kém cỏi… thì chắc chắn bé sẽ tin vào điều đó và ngày càng trở nên tự ti hơn. Hãy đặt niềm tin vào con, dành những lời động viên đúng mức. Niềm tin của bố mẹ chính là một chỗ dựa để con cảm thấy có thể tự tin hơn vào bản thân mình.
3. Luôn luôn so sánh
Không có điều gì khiến một đứa trẻ cảm thấy tồi tệ hơn khi nghe rằng mình không bằng một anh, chị, em hay bạn bè nào đó. Hãy ngừng việc so sánh con của bạn với người khác, điều đó không chỉ giúp con tự tin hơn mà còn làm giảm sự cạnh tranh giữa những đứa trẻ trong một gia đình.
Dừng ngay việc so sánh những đứa trẻ của bạn
4. Không bao giờ khen ngợi con với những người khác
Nhiều người lo lắng rằng việc khen ngợi con sẽ khiến trẻ trở nên tự phụ. Chính vì thế, họ rất ít khi dành lời khen cho con, đặc biệt không bao giờ nói với người khác những thành quả trẻ đã làm được và cho rằng đó là một sự khiêm tốn. Tuy nhiên, bạn hãy nhớ rằng, khi trẻ được công nhận bé sẽ cảm thấy vô cùng tự hào và chính điều đó mang đến cho con sự tự tin. Tất nhiên lời khen chỉ có giá trị khi vừa đủ và đúng lúc.
5. Không để con biết rằng bạn yêu chúng biết nhường nào
Kỳ lạ là rất nhiều người không muốn con biết rằng họ yêu chúng vô điều kiện cho dù con có vấp ngã hay sai lầm. Đôi khi những đứa trẻ không đủ trưởng thành và tinh tế để nhận ra được tình yêu của bố mẹ nếu bạn không nói và hành động. Chính điều đó khiến trẻ khi mắc sai lầm thường cảm thấy cô đơn và sợ hãi vì không chúng không cảm thấy có một chỗ dựa. Dần dần trẻ trở nên nhút nhát và thiếu tự tin.
6. Nghĩ rằng trẻ con không giúp được việc gì
Tâm lý con còn nhỏ, không giúp được việc gì chỉ gây thêm rắc rối, khiến nhiều phụ huynh hiếm khi nhờ con hỗ trợ việc gì. Nhưng bạn có nghĩ rằng bản thân cha mẹ không có niềm tin vào con, thì trẻ cũng không có niềm tin vào chính mình. Ngược lại nếu bạn tin tưởng giao cho con một nhiệm vụ nào đó, hay nhờ bé giúp đỡ một công việc nhỏ cũng khiến con cảm thấy được tin tưởng và tự tin hơn vào bản thân mình. Vì thế đừng ngần ngại giao cho con một số nhiệm vụ vừa sức và thể hiện sự tin tưởng của bạn vào việc con có thể hoàn thành tốt điều đó. Nếu cần thiết, bạn có thể hỗ trợ con trong suốt quá trình để bé có thể hoàn thành được công việc. Khi thành công, chắc chắn con sẽ cảm thấy vô cùng hạnh phúc và hãnh diện.
Hãy tin tưởng và nhờ bé hỗ trợ bạn
7. Bạn chỉ nói mà không hành động
Khi bạn nói với trẻ rằng “Con phải tự tin lên” thì chính bạn cần thực hành điều mà mình nói. Nếu bạn luôn thể hiện một phong thái nhút nhát, thiếu bản lĩnh trước mặt trẻ thì thật khó để con bạn trở thành một đứa trẻ tự tin. Bởi trẻ nhỏ luôn có xu hướng học và bắt chước bố mẹ. Phần lớn những đứa trẻ luôn có một phần tính cách nào đó giống với bố mẹ. Chính vì thế, nếu muốn con bạn là một đứa trẻ tự tin, thì chính bạn hãy là một tấm gương sáng.
(Tổng hợp)
Gửi bình luận
(0) Bình luận
Xếp theo: Thời gian Số người thíchBài viết chưa có bình luận nào.