Có 1 thực tế là dù bạn là người cẩn thận trong việc rửa chén bát đến đâu đi chăng nữa thì nhiều khi chúng ta vẫn lãng quên 1 khu vực khó vệ sinh sạch sẽ - chính là đáy nồi, xoong, chảo. Trong khi đó, nếu để vết bẩn tích tụ lâu ngày sẽ càng khó rửa sạch. Ngoài ra, có nhiều lý do khiến đáy chảo trở nên bẩn và ố vàng, dường như không bao giờ phục hồi trở lại.
Và nếu bạn muốn biết cách làm cho chúng trông sáng bóng như ngày bạn mới mua thì đừng bỏ qua bài viết này nhé!
Khẩu trang y tế là vật dụng quá quen thuộc với mọi người và được sử dụng thường xuyên trong đời sống hàng ngày. Thế nhưng, chiếc khẩu trang này có những công dụng thần kỳ mà bạn chưa biết. Theo đó, khẩu trang y tế có thể dùng để lau đáy nồi, xoong chảo rất hiệu quả, lại không gây ra vết xước giống như khi sử dụng cọ thép để chà mạnh với hi vọng sẽ loại bỏ được vết bẩn.
1. Vật dụng cần có:
- Giấm trắng
- Baking soda
- Nước rửa chén
- Muối
- Khẩu trang y tế
2. Cách thực hiện như sau:
- Trộn giấm trắng và bột baking soda
Bằng cách này, hỗn hợp baking soda và giấm trắng khi trộn với nhau sẽ xảy ra phản ứng hóa học, nhờ phản ứng này mà có thể nhanh chóng làm mềm các chất bẩn bám trên đáy nồi.
Sau đó tiến hành đổ hỗn hợp này lên đáy nồi và đợi trong vài phút.
- Thêm chất tẩy rửa (nước rửa chén)
Tiếp tục đổ thêm 1 lượng nước rửa bát vừa đủ vào. Nước rửa bát có tác dụng bôi trơn, đồng thời nó còn đóng vai trò tẩy rửa tốt đối với các loại dầu mỡ, vì vậy, việc xử lý cặn bẩn cũng sẽ dễ dàng hơn.
- Đổ 1 lượng muối vừa phải lên bề mặt đáy nồi, xoong chảo
Khi này, muối ở dạng hạt nên sẽ tăng cường độ ma sát, giúp bạn dễ dàng loại bỏ vết cáu bẩn hơn.
- Dùng khẩu trang để cọ rửa
Tiếp theo, hãy dùng khẩu trang để cọ rửa sạch sẽ đáy nồi. Theo đó, dưới đây là những bước bạn cần làm theo:
+ Gập đôi khẩu trang lại, sau đó gập tiếp hai bên mặt nạ với nhau rồi buộc chặt lại, một chiếc giẻ lau đơn giản đã hoàn thành.
+ Dùng chiếc khẩu trang này để cọ.
3. Lưu ý quan trọng khi làm sạch bên ngoài xoong nồi:
- Không bao giờ để chảo sắt hoặc chảo nhôm ngâm quá lâu trong nước rửa chén;
- Sau khi áp dụng các cách làm sạch bên ngoài xoong nồi, chảo, hãy nhớ đổ khoảng 1 muỗng dầu vào chảo và 1 muỗng cà phê muối rồi tiến hành chà thật kỹ chảo bằng hỗn hợp này bằng khăn giấy cho đến khi bạn có một chiếc chảo sạch bóng.
- Không áp dụng các cách cọ rửa với lực tác động mạnh trên các xoong nồi có đáy tráng men hoặc nồi phẳng dành cho bếp từ. Vì khi đó có thể sẽ làm trầy xước, làm mờ bề mặt và không thể nấu được trên bếp từ.
- Hạn chế việc sử dụng búi rửa bát bằng thép, vì chúng có thể gây xước bề mặt đáy nồi, chảo và dễ khiến các vết bám bẩn bám chặt hơn vào các kẽ xước.
- Nước hoặc bột tẩy trắng xoong nồi có chứa Amoniac có thể tạo ra các vết lõm trên nồi, chảo, dễ khiến dụng cụ nấu bị cong vênh, lồi lõm.
- Hạn chế dùng nước tẩy rửa chuyên dụng làm bóng sạch nồi inox chứa kiềm mạnh một chất ăn mòn có thể gây đổi màu.
- Chất tẩy Clo sẽ ăn mòn vật liệu nhôm và sẽ gây ra sự đổi màu cho nồi, chảo. Theo đó, ngay cả khi không thể tẩy rửa vết bẩn sạch như mong muốn cũng đừng áp dụng hoạt chất này để vệ sinh nồi, chảo...
Cùng với đó, điều quan trọng nhất để giữ cho đáy nồi, xoong chảo luôn sạch sẽ là mỗi lần nấu ăn xong, bạn nên vệ sinh hoặc xử lý tức thì để các vết bán bẩn, cặn thực ăn không có cơ hội bám bẩn trên nồi - chảo nữa.
Gửi bình luận
(0) Bình luận
Xếp theo: Thời gian Số người thíchBài viết chưa có bình luận nào.