Bắt đầu từ năm học 2021 – 2022, học sinh THCS sẽ thay thế ba môn Lý Hóa Sinh bằng một môn duy nhất, thay đổi cụ thể như sau

Việc xây dựng môn học mới tránh được tình trạng trùng lặp kiến thức ở các môn học, đồng thời tạo thuận lợi cho thiết kế một số chủ đề tích hợp.

Chương trình giáo dục phổ thông mới quy định cụ thể về các môn học tích hợp mới là môn Khoa học tự nhiên (gộp 3 môn Lý, Hóa, Sinh) và môn Sử và Địa (gộp môn Sử, Địa) ở bậc THCS. Chương trình sẽ được áp dụng bắt đầu ở lớp 6 từ năm học 2021 – 2022.

Trong đó, Khoa học tự nhiên là môn học phát triển từ môn Khoa học ở lớp 4, 5 (cấp tiểu học), được dạy ở các lớp 6, 7, 8 và 9, tổng số 140 tiết/ năm học. Đây là môn tự chọn 2 ở các lớp 10 và lớp 11 của THPT.

Bắt đầu từ năm học 2021 – 2022, học sinh THCS sẽ thay thế ba môn Lý Hóa Sinh bằng một môn duy nhất, thay đổi cụ thể như sau - Ảnh 1.

Nhiều môn học ở chương trình lớp 6 cũ sẽ được thay thế bằng môn tích hợp. (Ảnh minh họa)

Môn Khoa học tự nhiên là gì?

PGS.TS Mai Sỹ Tuấn - Chủ biên chương trình môn KHTN - cho biết: KHTN là môn học được xây dựng và phát triển trên nền tảng các khoa học Vật lí, Hóa học, Sinh học và Khoa học Trái đất... Đồng thời, sự tiến bộ của nhiều ngành khoa học khác liên quan như Toán học, Tin học... cũng góp phần thúc đẩy sự phát triển không ngừng của KHTN.

Trong chương trình giáo dục phổ thông, môn Khoa học tự nhiên là môn học bắt buộc, được dạy ở trung học cơ sở, giúp học sinh phát triển các phẩm chất, năng lực đã được hình thành và phát triển ở cấp tiểu học; hoàn thiện tri thức, kĩ năng nền tảng và phương pháp học tập để tiếp tục học lên trung học phổ thông, học nghề hoặc tham gia vào cuộc sống lao động.

Chương trình môn KHTN được tổ chức theo 4 chủ đề khoa học chính, gồm: (i) Chất và sự biến đổi của chất: Chất có ở xung quanh ta, cấu trúc của chất, chuyển hoá hoá học các chất; (ii) Vật sống: Sự đa dạng trong tổ chức và cấu trúc của vật sống; các hoạt động sống; con người và sức khoẻ; sinh vật và môi trường; di truyền, biến dị và tiến hoá; (iii) Năng lượng và sự biến đổi: Năng lượng, các quá trình vật lí, lực và sự chuyển động; (iv) Trái Đất và bầu trời: Chuyển động nhìn thấy của Mặt Trời, chuyển động nhìn thấy của Mặt Trăng, hệ Mặt Trời, Ngân Hà, chu trình các chất trong hệ sinh thái, Sinh quyển.

Bắt đầu từ năm học 2021 – 2022, học sinh THCS sẽ thay thế ba môn Lý Hóa Sinh bằng một môn duy nhất, thay đổi cụ thể như sau - Ảnh 2.

Chương trình môn Khoa học tự nhiên chú trọng thực hành thí nghiệm. (Ảnh minh họa)

Do chương trình được thiết kế thành bốn chủ đề khoa học, mỗi chủ đề thiên về kiến thức một ngành khoa học nên khi triển khai chương trình, mỗi giáo viên có thể dạy chủ đề phù hợp với ngành đào tạo của mình trên cơ sở phân công, phối hợp chặt chẽ với nhau. 

  • Khi trẻ không sinh ra ở vạch đích nhưng chỉ cần bố mẹ làm 1 điều này thì con sẽ thành công hơn người

Việc sắp xếp các chủ đề khoa học chủ yếu theo logic tuyến tính không gây khó khăn cho việc tổ chức kiểm tra đánh giá trong quá trình dạy học, trên cơ sở phân công giữa các giáo viên. Đây là giải pháp mà các nước phát triển như Anh, Mỹ... vẫn đang thực hiện.

Xây dựng môn KHTN cũng tránh được tình trạng trùng lặp kiến thức ở các môn học, đồng thời tạo thuận lợi cho thiết kế một số chủ đề tích hợp như về biến đổi khí hậu, sử dụng bền vững tài nguyên thiên nhiên...

Không tăng thời lượng tiết học

Theo PGS Mai Sỹ Tuấn, để đáp ứng yêu cầu của phát triển đất nước trong giai đoạn của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, tránh quá tải cho học sinh, chương trình môn KHTN đã được xây dựng theo hướng không tăng thời lượng dạy học. 

Số lượng tiết cả cấp học là 560 tiết, chiếm 12% tổng số tiết học tập của tất cả các môn học (ở mức trung bình khi so sánh với tỷ lệ từ 11 - 14% ở các nước). Số tiết môn KHTN cả cấp ít hơn đôi chút so với chương trình trước đây (với tổng số 3 môn Vật lý, Hóa học và Sinh học là 595 tiết).

Bắt đầu từ năm học 2021 – 2022, học sinh THCS sẽ thay thế ba môn Lý Hóa Sinh bằng một môn duy nhất, thay đổi cụ thể như sau - Ảnh 3.

Chương trình môn KHTN đã được xây dựng theo hướng không tăng thời lượng dạy học. (Ảnh minh họa)

Về nội dung, môn KHTN không đi sâu mô tả các đối tượng mà đi thẳng vào chức năng và ý nghĩa ứng dụng thực tiễn của chúng, làm cho nội dung có ý nghĩa thực tiễn, nhẹ nhàng và gần gũi với cuộc sống hơn.

Chương trình môn Khoa học tự nhiên của các lớp 6, 7, 8, 9 đều có 3 phần tương ứng với kiến thức thuộc lĩnh vực Vật lý, Sinh học, Hóa học được sắp xếp theo trình tự thời gian như sau:

Lớp 6: Hóa học (20%) - Sinh học (38%) - Vật lý (32%).

Lớp 7: Hóa học (24%) - Vật lý (28%) - Sinh học (38%).

Lớp 8: Hóa học (31%) - Vật lý (28%) - Sinh học (31%).

Lớp 9: Vật lý (30%) - Hóa học (31%) - Sinh học (29%).

 

Theo Pháp luật và bạn đọc

Gửi bình luận

(0) Bình luận

Xếp theo: Thời gian Số người thích

Bài viết chưa có bình luận nào.

MỚI NHẤT

ĐỌC NHIỀU

lên đầu trang