Cháu bé 2 tháng tuổi tử vong sau tiêm kháng sinh do nghi sốc phản vệ
Mới đây, bệnh nhi Nguyễn Minh Đ. (2 tháng tuổi, trú tại huyện Gia Bình, Bắc Ninh), con thứ 2 của chị Nguyễn Thị Gấm đã tửu vong do nghi sốc thuốc kháng sinh. Trước đó 14 ngày, cháu Đ. bị viêm phổi và được gia đình đưa đến BV Sản nhi điều trị, tình trạng cháu tiến triển tích cực. Bác sĩ thông báo trong chiều 16/11 cháu sẽ được xuất viện.
Trưa 16/11, cháu Đ. được tiêm Ceftriaxone, sau đó cháu bị co giật, tím tái và tử vong lúc hơn 15h cùng ngày tại bệnh viện.
Theo mẹ của cháu bé, chiều hôm đó bé được thông báo xuất viện nên bé được gọi sang phòng tiêm, tuy nhiên nhân viên không khám lại mà tiêm luôn.
Người nhà cháu bé tử vong gào khóc ở bệnh viện.
Cũng theo lời kể của mẹ cháu, khi vừa tiêm được nửa xilanh thì cháu Đ. tím tái nhưng nhân viên vẫn tiếp tục tiêm. Khi thấy cháu Đ. lịm dần mới vội vã chuyển sang phòng cấp cứu.
Sau 5 tiếng trong phòng cấp cứu, BS thông báo bệnh nhi nguy kịch và đã tiến hành mời giáo sư BV Nhi TƯ đến hội chẩn. Nhưng vì tình trạng cháu bé xấu không thể chuyển lên Hà Nội. Một lát sau, gia đình nhận được tin bé tử vong.
Nguyên nhân tử vong của cháu bé đang được làm rõ. Tuy nhiên, nỗi lo lắng của nhiều bậc cha mẹ là nguy cơ sốc phản vệ do kháng sinh ở trẻ nhỏ có cao và có nguy hiểm không thì cần được giải đáp.
Chuyên gia chỉ rõ dấu hiệu nguy cơ sốc phản vệ sớm nhất
Theo bác sĩ Trương Hữu Khanh – Trưởng khoa Nhiễm Thần kinh, Bệnh viện Nhi đồng 1, TP.HCM, nguy cơ sốc phản vệ do thuốc kháng sinh ở trẻ nhỏ có thể xảy ra với bất cứ cháu nào nhưng tỷ lệ sốc thấp hơn người lớn.
Sốc phản vệ là hiện tượng cơ thể chống lại bất cứ chất lạ gì đưa vào cơ thể. Phản ứng chống lại này có khi bất lợi làm cơ thể tiết ra một số hóa chất ảnh hưởng tới tim, mạch, hô hấp và cần phải được điều trị rất nhanh.
Bác sĩ Khanh cho biết, mỗi năm tại khoa của ông tiếp nhận 5 đến 7 trường hợp bị sốc phản vệ thuốc kháng sinh, nhưng các cháu đều được cứu thành công bởi các y tá, điều dưỡng và các bác sĩ đều nằm lòng các dấu hiệu cảnh báo sốc phản vệ để cấp cứu cháu bé nhanh nhất.
Bác sĩ Trương Hữu Khanh đang khám cho bệnh nhân.
Bác sĩ Khanh cho biết, với trường hợp bệnh nhi ở Bắc Ninh, ông không rõ cháu có bệnh lý nền nào khác không. Dù tiêm mũi tiêm này là lần thứ 7 nhưng vẫn có thể xảy ra sốc phản vệ, bởi thực tế có những mũi tiêm 100 mũi đầu không sao đến mũi thứ 101 thì sốc vẫn xảy ra.
Sốc phản vệ xảy ra khi hệ miễn dịch của trẻ nhạy cảm quá mức với một chất gây dị ứng mà trẻ được tiếp xúc hay được tiêm vào người. Khi đó, cơ thể trẻ sẽ kích thích sản xuất một chất có tên là histamine và các hóa chất khác với số lượng lớn chỉ trong vài phút khiến trẻ bị sốc.
Hiện tượng này gồm nhiều triệu chứng và đôi khi có thể đe dọa đến tính mạng trẻ. Không chỉ riêng thuốc mà nguy cơ sốc có thể xảy ra khi ăn các thực phẩm như đậu phộng, các loại hạt, trứng, sữa
Theo bác sĩ Khanh, rất khó khó phòng sốc phản vệ, cách tốt nhất là cần nhớ các dấu hiệu nguy cơ sốc phản vệ để cấp cứu thành công cho trẻ. Các dấu hiệu sốc ban đầu là nổi mẩn, ngứa chân tay, dộp phỏng, trẻ quấy khóc, nhịp tim nhanh, vã mồ hôi... lúc ấy trẻ cần cấp cứu gấp. Cha mẹ nên đưa trẻ đến các cơ sở y tế gần nhất để được cấp cứu.
Trong quá trình chích thuốc tại bệnh viện hay tiêm ngừa tại cơ sở y tế, phụ huynh phải ở lại nơi tiêm chích 30 phút để theo dõi, phát hiện kịp thời khi trẻ có dấu hiệu trên. Ngay cả y tá, điều dưỡng cũng phải lường trước nguy cơ sốc phản vệ và chuẩn bị cấp cứu theo hác đồ của Bộ Y tế mà không chờ đợi đến khi trẻ bị tím tái, co giật mới cấp cứu.
Bác sĩ Khanh cũng khuyến cáo, tình trạng này phổ biến ở các địa phương, nhất là khu vực nông thôn - bố mẹ cứ thấy trẻ ốm là đưa đi trích thuốc để nhanh khỏi, điều này càng làm tăng nguy cơ sốc phản vệ ở trẻ nhỏ.
Gửi bình luận
(0) Bình luận
Xếp theo: Thời gian Số người thíchBài viết chưa có bình luận nào.