Bác sĩ Trần Kiếm Thao, trưởng Khoa Thận của Bệnh viện Nhi thuộc Đại học Á Châu cho biết, bệnh viện vừa tiếp nhận một bệnh nhân nhi tên Tiểu Hoàng, 7 tháng tuổi bị sốt liên tục trong nhiều ngày, nhưng vì không có triệu chứng rõ ràng, cha mẹ cho rằng "chỉ cần qua vài ngày đứa trẻ sẽ khỏe lại", nên chỉ cho uống thuốc.
Tuy nhiên, sau nhiều ngày uống thuốc, tình trạng của cậu bé không thuyên giảm, cha mẹ lúc này mới đưa Tiểu Hoàng đến bệnh viện kiểm tra. Thông qua kết quả xét nghiệm máy phát hiện chỉ số bạch cầu cao tới 35.000, chỉ số máu bị viêm cao gấp 13 lần so với bình thường, đồng thời khi kiểm tra nước tiểu thường quy, chỉ số bạch cầu trong nước tiểu cũng có hàng ngàn.
Kết quả khiến bố mẹ Tiểu Hoàng khá sốc, không nghĩ rằng biểu hiệt sốt thông thường lại là dấu hiệu của bệnh nguy hiểm. Sau 7 ngày điều trị bằng kháng sinh tiêm tĩnh mạch, cậu bé đã được xuất viện thuận lợi, nhưng Tiểu Hoàng vẫn cần dùng kháng sinh trong hơn 3 tuần sau khi xuất viện.
Bác sĩ Trần Kiếm Thao cho biết, viêm thận bể thận là một loại điển hình của nhiễm trùng đường tiết niệu. Nó là một trong những bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn phổ biến ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Nguyên nhân chủ yếu là do vi khuẩn trong ruột hoặc phân. Nó từ đáy chậu qua niệu đạo chạy đến bàng quang hoặc đến đài bể thận và gây tổn thương nhu mô thận.
Triệu chứng của viêm thận bể thận thường gặp là sốt, đôi khi sốt cao và kèm lạnh run, bệnh nhân mệt mỏi, ăn uống kém. Kèm theo đau vùng thắt lưng, đau cạnh hông hoặc đau vùng khớp háng.
Triệu chứng của viêm thận bể thận thường gặp là sốt, đôi khi sốt cao và kèm lạnh run, bệnh nhân mệt mỏi, ăn uống kém. |
Thông thường, trẻ nam dưới 1 tuổi có những bất thường về kiến tạo bẩm sinh phổ biến ở đường tiết niệu, nên tỷ lệ nhiễm trùng đường tiết niệu tương đối cao. Trẻ nữ trên 1 tuổi, do niệu đạo ngắn, vi khuẩn dễ dàng xâm nhập vào bàng quang, do đó khả năng nhiễm trùng đường tiết niệu cao hơn bé trai.
Bác sĩ Trần Kiếm Thao cũng nhắc nhở các bậc cha mẹ rằng, nếu họ thấy con mình bị sốt hơn 3 ngày, lập tức tìm bác sĩ ngay để tìm hiểu nguyên nhân.
Phòng bệnh nhiễm trùng đường tiết niệu
- Để phòng tránh bệnh nhiễm khuẩn tiết niệu cho trẻ cha mẹ trẻ phải luôn quan tâm đến việc vệ sinh và những sinh hoạt thường ngày của trẻ, không nên phó thác cho ông bà cũng như thầy cô giáo.
Để phòng tránh bệnh nhiễm khuẩn tiết niệu cho trẻ cha mẹ trẻ phải luôn quan tâm đến việc vệ sinh và những sinh hoạt thường ngày của trẻ, không nên phó thác cho ông bà cũng như thầy cô giáo.
- Với trẻ nhỏ cần lau khô và thay tã cho trẻ ngay sau khi đi vệ sinh, cần xem có cặn trắng ở bỉm không mỗi khi thay bỉm.
- Với trẻ gái: Cha mẹ nên vệ sinh từ trước ra sau (vệ sinh từ lỗ tiểu ra sau hậu môn) để tránh vi khuẩn vào lỗ tiểu gây nhiễm trùng ngược dòng.
- Với trẻ trai: Quan sát trẻ đi tiểu nếu thấy phồng bao quy đầu hoặc tia tiểu nhỏ cần cho trẻ khám ngay vì có thể do dài hoặc hẹp bao quy đầu.
- Cha mẹ cần hướng dẫn và tập cho trẻ thói quen đi vệ sinh đúng cách.
- Cần cho trẻ uống đủ nước hàng ngày, ăn uống đảm bảo vệ sinh với các loại rau củ quả để tăng lượng nước làm cho hệ bài tiết nước tiểu của trẻ được tốt hơn.
- Khi phát hiện trẻ có các bất thường về hệ tiết niệu cần đến khám để phẫu thuật sớm trả lại chức năng sinh lý, chống NKTN do ứ trệ dòng chảy của nước tiểu.
(Nguồn: Ettoday)
Theo ttvn.vn
Gửi bình luận
(0) Bình luận
Xếp theo: Thời gian Số người thíchBài viết chưa có bình luận nào.